Trang chủ » Tập đoàn Nam Cường đóng góp ý kiến đồ án QHC xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Tập đoàn Nam Cường đóng góp ý kiến đồ án QHC xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

trước khi Hà Tây sáp nhập Hà Nội, Tập đoàn Nam Cường đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương và UBND tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc UBND Tp Hà Nội) giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng dự án Đường trục phát triển kinh tế – xã hội Bắc Nam tỉnh Hà Tây (nay là Tp Hà Nội) theo hình thức BT và chuỗi đô thị xanh dọc đường trục; có vị trí nằm giữa đường vành đai 4 và đường Hồ Chí Minh, trải dài từ Bắc tới Nam của tỉnh Hà Tây cũ, đi qua địa bàn 6 huyện: phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hoà, phú Xuyên. Nhân dịp Bộ Xây dựng tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân góp ý cho Đồ án QHC xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Tổng giám đốc Tập đoàn – ông trần Oanh – đã nêu quan điểm của mình với phóng viên Báo Xây dựng:

Ngay từ khi được các cấp chính quyền giao nhiệm vụ thực hiện dự án, Tập đoàn Nam Cường đã xác định đây là tuyến đường có vị trí nằm giữa đường vành đai 4 và đường Hồ Chí Minh sẽ mở hướng giao thông đối ngoại giữa Thủ đô Hà Nội với các tỉnh lân cận ở phía Bắc và phía Nam, với mục tiêu nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, góp phần củng cố an ninh quốc phòng khu vực phía Tây của Hà Nội; Kết nối mạng lưới đường trục hướng tâm Hà Nội như QL32, đường Láng – Hoà Lạc, QL6, QL1A, đường cao tốc pháp Vân – Cầu Giẽ, hệ thống các tuyến tỉnh lộ và một số tuyến đường đang hình thành như đường trục phát triển Tây Thăng Long, đường trục phát triển phía Nam Hà Tây, đường Đỗ Xá – Quan Sơn…. góp phần cải thiện mạng lưới giao thông của Hà Nội và các tỉnh phụ cận, giảm bớt lưu lượng xe lưu thông trực tiếp qua trung tâm Thủ đô; Kết nối các quốc lộ, mạng đường cao tốc phía Bắc, Tây Bắc, Tây Nam với đường cao tốc Hà Nội – Hải phòng đến các tỉnh Đông Bắc và cụm cảng Hải phòng – Đình Vũ và phù hợp với định hướng quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô như Bộ Xây dựng đã nhận định.

Về đối nội, tuyến đường và chuỗi đô thị xanh dọc đường trục sẽ tạo động lực phát triển kinh tế, là cơ sở để hình thành các KCN, KĐTM, nâng cao giá trị sử dụng đất, dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH cho Thủ đô Hà Nội sau khi mở rộng. Mặt khác, tỷ lệ giao thông tại khu vực này là thấp so với quy hoạch, do đó xây dựng tuyến đường sẽ tạo điều kiện phát triển không gian đô thị hai bên, quy hoạch đồng bộ các KCN, mạng lưới dịch vụ, thương mại, các trung tâm văn hoá, làng nghề… gắn kết các khu kinh tế hiện có tạo thành hệ thống bổ trợ cho nhau thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực thuộc Hà Nội mở rộng.

Thủ đô Hà Nội sau mở rộng có diện tích trên 3.300km2 với mục tiêu dân số đạt 12 triệu dân khi dân số cả nước tăng đạt 120 triệu dân. Vì vậy, chuỗi đô thị xanh dọc đường trục phát triển kinh tế – xã hội Bắc Nam (KĐT Quốc Oai, Chương Mỹ, Thạch phúc, Thạch Thất) với những thuận lợi vị trí nằm giữa đường vành đai 4 và đường Hồ Chí Minh, có cảnh quan không gian đẹp giữa hai dòng sông Đáy và sông Tích, hiện trạng đất nông nghiệp rất thuận lợi khi giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng… sẽ tạo thành những không gian đô thị, các trung tâm tài chính, ngân hàng đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và phát  triển nhà ở, dịch chuyển cơ cấu dân cư ở lõi trung tâm Thủ đô ra vùng ven đô, hình thành chuỗi đô thị trên trục đường mới. Quy hoạch và xây dựng các khu đô thị này sẽ tạo điều kiện phát triển hạ tầng đồng bộ phục vụ nhu cầu đô thị hoá của Thủ đô Hà Nội; khớp nối và liên kết hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với các khu dân cư hiện có đảm bảo phát triển bền vững.

Từ thực tiễn khảo sát, lập quy hoạch và thi công hạ tầng nhiều KĐTM trong nước, đặc biệt là khu vực tỉnh Hà Tây cũ, Tập đoàn Nam Cường xin đóng góp một số ý kiến về quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 một số điểm sau:

Nội dung Liên danh ppJ đề xuất quy hoạch vùng Hà Nội liên quan đến dự án trục đường phát triển kinh tế – xã hội Bắc Nam, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Tp Hà Nội) trong lần báo cáo thứ 3 đã đề xuất đến “Hành lang xanh” giữa sông Đáy và sông Tích, chính là phạm vi tuyến Đường trục phát triển kinh tế – xã hội Bắc Nam do Tập đoàn Nam Cường làm chủ đầu tư và đang triển khai thực hiện, đồng thời đề xuất 3 KĐT sinh thái tại 3 nút giao cắt giữa đường trục phát triển kinh tế – xã hội Bắc Nam với QL32, đường cao tốc Láng – Hoà Lạc và QL6, mỗi KĐT sinh thái có quy mô tối đa 5 vạn dân. Theo  chúng tôi, dự án Đường trục phát triển kinh tế – xã hội Bắc Nam và chuỗi các đô thị xanh dọc hai bên đường trục có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội cho các huyện có tuyến đường đi qua thuộc địa phận Thủ đô Hà Nội mở rộng, kết nối giao thông giữa khu vực phía bắc, tây bắc, tây nam với khu vực phía đông, giảm áp lực giao thông cho trung tâm Tp Hà Nội, phù hợp với định hướng phát triển quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô. Do đó dự án đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân, chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan. Đặc biệt là sự đồng ý của Bộ Xây dựng là cơ quan quản lý về quy hoạch xây dựng tại Văn bản số 671/BXD-KTQH ngày 11/4/2008. Đề nghị đơn vị tư vấn nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn những lợi ích của dự án Đường trục phát triển kinh tế – xã hội Bắc Nam và các dự án KĐT dọc theo trục đường trong phạm vi “Hành lang xanh” giữa sông Tích và sông Đáy để cân nhắc đưa vào QHC Thủ đô Hà Nội.

Tại các điểm giao cắt giữa đường trục Bắc Nam với QL32, đường Láng – Hoà Lạc và QL6, đơn vị tư vấn đề xuất quy hoạch 3 KĐT sinh thái. Quy hoạch các KĐT này nằm chống lấn quy hoạch các KĐT Quốc Oai, KĐT Chương Mỹ, KĐT Thạch phúc và KĐT Thạch Thất  mà chúng tôi là chủ đầu tư đã được khảo sát, nghiên cứu kỹ lưỡng và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng, UBND tỉnh Hà Tây (nay là UBND Tp Hà Nội) phê duyệt cho phép thực hiện đầu tư.

Điều chỉnh quy mô dân số cho các KĐT thuộc khu vực vành đai xanh, giảm bớt quy mô dân số cho các đô thị vệ tinh Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai. Quy mô của 3 KĐT sinh thái theo đề xuất của Liên danh ppJ tối đa 5 vạn dân mỗi KĐT. Nếu hình thành các KĐT này thì quy mô nên đạt 7 – 9 vạn dân mỗi KĐT. Bởi các lý do sau: Các đô thị xây dựng dọc theo trục đường Bắc Nam đã được chấp thuận xây dựng, gần các trung tâm hành chính sẵn có như: Thị trấn phúc Thọ, thị trấn Liên Quan, thị trấn Quốc Oai, thị trấn Chúc Sơn… thuận lợi cho việc kết nối, giao lưu với các vùng phụ cận chính là động lực để phát triển các khu đô thị này. Khoảng cách từ các khu đô thị này tới khu vực trung tâm Thủ đô khoảng 17 – 20km và đến các KĐT vệ tinh khoảng 10 – 12km. Quy hoạch và xây dựng tại đây tạo thành những không gian đô thị, các trung tâm tài chính, ngân hàng đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và phát  triển nhà ở, dịch chuyển cơ cấu dân cư ở lõi trung tâm Thủ đô ra vùng ven đô, hình thành chuỗi đô thị trên trục đường mới. Tạo điều kiện phát triển hạ tầng đồng bộ phục vụ nhu cầu đô thị hoá của Thủ đô Hà Nội, khớp nối và liên kết hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với các khu dân cư hiện có đảm bảo phát triển bền vững. Hiện trạng khu vực này tương đối bằng phẳng, nền đất tốt, hệ thống hạ tầng kỹ thuật sẵn có và đặc biệt là sự đồng thuận của chính quyền và nhân dân địa phương nên thuận lợi cho công tác GpMB và  xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình thấp và cao tầng.

Tập đoàn Nam Cường mong muốn dự án Đường trục phát triển kinh tế – xã hội Bắc Nam và chuỗi 4 đô thị xanh dọc đường trục được chính thức đưa vào đồ án QHC xây dựng Thủ đô Hà Nội để dự án sớm trở thành hiện thực phục vụ đời sống nhân dân, góp phần chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Banner

Có thể bạn cũng thích

Về KIẾN TRÚC.VN

Kientruc.vn là trang thông tin dành riêng cho những ai đam mê kiến trúc và xây dựng, nơi hội tụ của những ý tưởng sáng tạo, giải pháp đột phá, và niềm đam mê cháy bỏng với nghề. Hơn cả một nền tảng trực tuyến, chúng tôi mong muốn trở thành người bạn đồng hành, kết nối kiến trúc sư, kỹ sư, chủ đầu tư, giữ lửa đam mê và chung tay tạo nên những công trình đẹp làm rạng danh Việt Nam.

©2006-2025. All Right Reserved. Designed and Developed by kientruc.vn.