Dù thống nhất nguyên tắc vị trí được JICA đề xuất này, phó Chủ tịch UBND Tp Hà Nội Nguyễn Văn Khôi cho rằng Đoàn nghiên cứu cần thống nhất với Ban Dự án đường sắt đô thị Hà Nội để xác định cụ thể, hạn chế ảnh hưởng kiến trúc, cảnh quan khu vực này trên quan điểm "phù hợp thực tế". Đặc biệt, phải có ý kiến tham gia của các Bộ: GTVT, Xây dựng, Văn hóa – Thể thao và Du lịch…
Cùng với đó, Tp Hà Nội cũng thống nhất với đề xuất của JICA về các ga triển khai nghiên cứu lập ý tưởng qui hoạch chi tiết cho dự án "vận tải siêu tốc" này, gồm: ga Gia Lâm và ga Công viên Thống Nhất (tuyến 1), ga Hàng Đậu và ga Bách Khoa (tuyến 2).
UMRT Vận tải siêu tốc sẽ "thống lĩnh" giao thông Hà Nội (Ảnh tư liệu). |
"Khi lập qui hoạch tổng mặt bằng các ga, cần nghiên cứu phương án kết nối giữa các ga, các tuyến trên cơ sở nghiên cứu kỹ hiện trạng, hạn chế tối đa di chuyển giải phóng mặt bằng. Các ga trong khu vực phố cổ cần có phương án, giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa…" – phó Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo.
Dự án "phát triển đô thị gắn kết vận tải đô thị (UMRT)" với định hướng phát triển đô thị "bám chặt" nhà ga và hành lang các tuyến này. trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm không gian của những công trình liên quan tới nhà ga (đóng vai trò đầu mối phương thức giao thông), các cơ quan cùng xây dựng định hướng phát triển đô thị quanh các nhà ga và hành lang tuyến UMRT.
Thời gian tới, JICA sẽ tiếp tục nghiên cứu và đề xuất cụ thể vị trí khoảng 31 ga của tuyến này trên địa bàn Thủ đô. Riêng hướng tuyến qua sông Hồng (tuyến 1 của dự án), lãnh đạo Hà Nội và lãnh đạo Bộ GTVT đã thống nhất nghiên cứu theo phương án cách cầu Long Biên hiện tại 200m về phía bắc.