Xây dựng chiến lược quản lý nước thải đến 2040

 – trong khuôn khổ dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên do wb tài trợ, đà nẵng xây dựng chiến lược quản lý nước thải đáp ứng nhu cầu lâu dài, đến năm 2040

 

xây dựng chiến lược quản lý nước thải đến 2040

hội thảo tham vấn về chiến lược quản lý nước thải tại đà nẵng sáng 7/11 ảnh: hc

ngày 7/11, tại hội thảo tham vấn về chiến lược quản lý nước thải do ban quản lý các dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên (piip) đà nẵng tổ chức, tiến sĩ đặng đức cường, chuyên viên cao cấp, chủ nhiệm dự án piip của ngân hàng thế giới (wb) tại vn cho hay, nếu thực hiện có hiệu quả dự án piip do wb tài trợ với tổng vốn 218,47 triệu usd, đà nẵng sẽ là một trong những tp đầu tiên ở vn có hệ thống xử lý nước thải cấp 2 đồng bộ và toàn diện.

 

tuy nhiên trước khi đạt được mục tiêu này, hiện trạng xử lý nước thải ở đà nẵng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập gây bức xúc trong dư luận và cộng dân cư dù trước đó wb đã tài trợ một dự án thoát nước – vệ sinh môi trường với tổng vốn hơn 41 triệu usd.

 

một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, theo ts đặng đức cường, là do việc đầu tư xây dựng thiếu tính quy hoạch lâu dài.

 

do vậy, ông cho hay, việc nghiên cứu chiến lược quản lý nước thải ở đà nẵng trong khuôn khổ piip là nhằm đáp ứng nhu cầu lâu dài, tránh lãng phí, bất cập cho một tp đang đặt mục tiêu phát triển về du lịch và môi trường. các nghiên cứu này phải đưa ra được chiến lược về thu gom, xử lý nước thải cho tp đà nẵng đến năm 2040, trước mắt là đưa ra chương trình đầu tư cho giai đoạn từ nay đến năm 2013.

 

theo ts wayne stone, trưởng đoàn tư vấn nghiên cứu (công ty grontmij/carl bro a/s của đan mạch, đơn vị được ký hợp đồng tư vấn cho dự án), qua xem xét các báo cáo, quy hoạch tổng thể và khảo sát thực địa tại đà nẵng, các chuyên gia đã có một số phát hiện bước đầu về thực trạng xử lý nước thải trên địa bàn.

 

theo đó, có sự khác biệt trong kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý tại 4 trạm xử lý nước thải (được xây dựng trong khuôn khổ dự án thoát nước – vệ sinh môi trường 41 triệu usd) của các phòng thí nghiệm. hàm lượng bod (ô nhiễm chất hữu cơ) của nước thải đầu vào thấp nhưng là do đã xử lý sơ bộ tại bể phốt hộ gia đình và thấm nước ngầm vào hệ thống thoát nước. rất khó đáp ứng tiêu chuẩn về vùng đệm của các trạm xử lý nước thải do không đủ đất. việc sử dụng bãi chôn lấp bùn cặn ướt của trạm xử lý nước thải không phải là phương án tốt nhất…

  

ts đặng đức cường lưu ý, việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải phải bám sát định hướng phát triển quy mô dân số cho từng khu vực, lưu vực thu gom để không dẫn tới nơi thì dư thừa công suất vì số hộ ít hơn dự kiến, nơi lại không đủ khả năng đáp ứng vì dân số quá đông. cần xem xét đầy đủ việc đấu nối hệ thống xử lý nước thải các kcn, các khu dân cư mới… vào hệ thống chung.

  • hải châu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *