Theo Đề án Quy hoạch Tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2009 – 2015 do Bộ Công Thương xây dựng thì cảng cạn sẽ được xây dựng gắn với các tuyến giao thông chính và cách cửa ngõ xuất nhập khẩu hàng hoá chính từ 50 tới 100km. Cụ thể, tuyến Hà Nội – vùng cảng Hải phòng có 1 trung tâm, tuyến Hà Nội – vùng cảng và cửa khẩu Quảng Ninh có 3 trung tâm, tuyến Hà Nội – vùng cửa khẩu Lạng Sơn có 1 trung tâm, tuyến Hà Nội – vùng cửa khẩu Lào Cai có 2 trung tâm, các hành lang nan quạt đi biên giới phía Bắc khác có 4 trung tâm, tuyến Quảng Ninh – Hải phòng – Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình hiện có 1 trung tâm và phát triển thêm 1 trung tâm, tuyến phía Nam Hà Nội – Hà Nam – Ninh Bình có 1 trung tâm. Tại các tỉnh phía Nam, hành lang Đông Nam theo QL 51 đi Bà Rịa – Vũng Tàu và hành lang phía Đông theo QL 1A đi Biên Hoà có 1 trung tâm, hành lang phía Bắc theo QL 13 đi Bình Dương – Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư (Lộc Ninh, Bình phước) có 1 trung tâm, hành lang Tây Bắc theo QL 22 đi Tây Ninh có 1 trung tâm, hành lang Tây Nam theo QL 1A đi Long An, Tiền Giang, Cần Thơ có 1 trung tâm. Đối với quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại bán buôn, Tp. HCM, Hà Nội và Đà Nẵng, mỗi thành phố có 1 sở giao dịch hàng hoá. Cả nước sẽ có 16 trung tâm bán buôn hàng hoá, 36 trung tâm phân phối hàng hoá, 11 kho hàng công và 26 tổng kho phân phối theo mô hình cash & carry. |
Xây dựng hệ thống Cảng cạn để phát triển thương mại
0
Bài trước