Trang chủ » Xây dựng nông thôn mới bằng cách nào?

Xây dựng nông thôn mới bằng cách nào?

bởi Kien Truc - Kientruc.vn
0 comments

Kỳ 1: Xác định “lõi kinh tế” của từng vùng

Kỳ II: Giải pháp tận gốc

Ai cũng biết Hà Nội nổi tiếng với “ba mươi sáu phố phường”, nhưng ít người để ý đến khu vực trung tâm đó lại không do người Hà Nội xây dựng, mà lại do người nơi khác đến làm nghề. Theo một nghiên cứu, 76 phố Hà Nội có gốc các làng nghề. trong khi đó, người Hà Nội gốc lại xây dựng các làng ven đô phía tây Thủ đô cũng có nhiều nghề nổi tiếng, như giấy dó làng Bưởi, Yên Thái, trích Sài, Võng Thị; nem chua, giò chả, đan giang ở làng Vẽ; làm nha ở Nghĩa Đô; làm hoa giấy, giấy bản ở Yên Hòa… Theo năm tháng, những nghề làng phía tây mất dần, trong khi các nghề của dân nơi khác đến khu trung tâm vẫn tồn tại và phát triển hài hòa theo thời cuộc. Vì sao như vậy? Vì nơi đó, quen gọi là khu phố cổ, trước đây thuộc 2 huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận, vốn là những nơi không có ruộng công (công điền). Người nơi khác đến mua đất dễ dàng, an cư thì lạc nghiệp, lập nên Kẻ Chợ. Kẻ Chợ chính là mô hình độc đáo của Hà Nội, là nơi mà vào thế kỷ XVI – XVII các nhà truyền giáo phương tây đã ghi nhận phát triển nhất khu vực Đông Nam Á. trong khi đó, các làng ở phía tây Thủ đô dần dần mai một nghề truyền thống, nguyên nhân chính là các nơi đó lệ thuộc vào chế độ ruộng công nên rất bảo thủ, cản trở đến việc cách tân nghề làng, không năng động như các làng nghề từ nơi khác đến nhập tịch Hà Nội. Bài học này gợi mở cho chúng ta về một giải pháp công nghiệp hóa nông thôn, không riêng cho Hà Nội, mà cho cả nhiều nơi khác trong nước.

Có thể hiểu khái quát Hà Nội là cái chợ của ĐBSH, là thị trường chính của ĐBSH, cho nên phải làm sao biến Hà Nội thành trung tâm của ĐBSH. Bởi vậy, nên xây dựng những đô thị vệ tinh chung quanh Hà Nội, có số dân vừa phải, chẳng những vừa giãn được dân số đông đúc nội thành, lại có điều kiện thu hút lao động nông thôn vào làm việc tại các đô thị vệ tinh đó. Chung quanh  đô thị duy trì các vành đai nông nghiệp canh tác hiện đại. Cách làm này có nhiều cái lợi:

 1 – Giảm áp lực dân số dồn nén trong Hà Nội, không nhất thiết phải biến Hà Nội thành trung tâm kinh tế với chi chít nhà máy ngột ngạt, mà có thể xây dựng Hà Nội trở thành một trung tâm tài chính, trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước.

 2 – Các đô thị vệ tinh chung quanh Hà Nội được quy hoạch hiện đại, nhiều đường sá nhưng ít xe cộ, chia sẻ nhiệm vụ sản xuất công nghiệp, có thể là đô thị đại học, đô thị công nghiệp nhẹ, nặng,… tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động,  phần lớn là lao động nông thôn dôi dư trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, góp phần bổ sung đội ngũ công nhân.

 3 – Giảm  vấn nạn ô nhiễm môi trường, sinh thái; giảm số lượng xe cộ, giảm tai nạn giao thông; tạo điều kiện thuận lợi tổ chức lại giao thông đô thị theo hướng hiện đại.

 4 – Những lao động nông thôn không đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa vẫn yên tâm làm nông nghiệp tại quê nhà. Khi đó, khoảng cách địa lý giữa đô thị vệ tinh với nông thôn hầu như bị xóa bỏ, trong một hộ gia đình nông thôn có thể có người làm việc ở Hà Nội, người làm việc ở đô thị vệ tinh, người làm việc ở nông thôn. Vấn đề việc làm cho lao động nông thôn được giải quyết thỏa đáng, chấm dứt tình trạng ly nông, ly hương; các dự án nâng cao tay nghề, đào tạo nghề mới thật sự có địa chỉ, có hiệu quả và không tốn kém như bây giờ.

 5 – Có điều kiện thuận lợi xây dựng NTM  đủ cả “nông, công, thương, trí”, tạo tiền đề rút ngắn khoảng cách cuộc sống giữa đô thị với nông thôn.

Cảnh báo về xu hướng giải quyết tình thế

 Giải pháp trên đây không chỉ áp dụng được ở Châu thổ sông Hồng, lấy Hà Nội làm lõi, mà có thể áp dụng cho một số lõi khác theo vùng địa lý, vùng kinh tế lớn hoặc kinh tế trọng điểm, như Hải phòng, Quảng Ninh, Sơn La, Vinh, Đà Nẵng, Dung Quất, Tp.HCM, Cần Thơ, Buôn Ma Thuột…

Hiện nay đang phổ biến 2 kiểu đô thị: 1- Đô thị tự phát do dân làm, như ở Hữu Bằng, ở nhiều xã tại thị trấn Từ Sơn, huyện phong Khê (Bắc Ninh), nhiều xã của Hà Nội và của tỉnh Hà Tây cũ. Bà con chủ động đô thị hóa làng quê mình để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho công nghiệp hóa, và vẫn duy trì, phát triển làng nghề truyền thống. 2- Đô thị hóa làng quê bằng cách bán đất, bán ruộng để xây thôn thành phố, sắm tiện nghi hiện đại, nhưng không có nghề nghiệp gì, không có hoạt động kinh tế gì, sớm muộn người dân sẽ đi kiếm việc nơi khác, để lại sau lưng một đô thị lụi tàn. Đáng lo ngại là có không ít người lại lấy làm tự hào về “thành tích” giật mình như thế! trong thời đại toàn cầu hóa, dù đô thị hóa có tăng tốc đến đâu thì ở nông thôn vẫn còn đông lao động, đô thị hóa không thể nuốt hết số người ở nông thôn, số lao động nông thôn. trong vòng 8 năm từ 2000 – 2008, GDp của chúng ta tăng bình quân 7 – 8%/năm, trong khi lao động việc làm chỉ tăng 2%, bởi lẽ công nghiệp mới không đòi hỏi nhiều lao động như những thời kỳ trước. Đến năm 2020, lao động nông thôn của chúng ta tích lũy càng nhiều, sẽ là cản trở, tăng gánh nặng cho nông thôn, sẽ gây hậu quả nguy hiểm. Hiện trạng này không chỉ ở Việt Nam, mà là của cả thế giới, khiến ngày càng có nhiều người tránh làm nông nghiệp, và đương nhiên số người nghèo tăng lên, bất công xã hội tăng lên.

Thiết nghĩ, cần hướng dẫn nông dân thành lập các nghiệp đoàn, hiệp hội, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của nông dân, giảm thiệt thòi cho nông dân, tránh bất công đối với nông dân.

Có thể bạn cũng thích

Về chúng tôi

Kientruc.vn là trang thông tin dành riêng cho những ai đam mê kiến trúc và xây dựng, nơi hội tụ của những ý tưởng sáng tạo, giải pháp đột phá, và niềm đam mê cháy bỏng với nghề. Hơn cả một nền tảng trực tuyến, chúng tôi mong muốn trở thành người bạn đồng hành, kết nối kiến trúc sư, kỹ sư, chủ đầu tư, giữ lửa đam mê và chung tay tạo nên những công trình đẹp làm rạng danh Việt Nam.

@2024 – All Right Reserved kientruc.vn.