Chợ 19-12: Đất vàng nhưng giá thuê chưa đầy 1USD/m2/tháng

 – phê duyệt dự án trung tâm thương mại 19 – 12, lãnh đạo hà nội cho rằng, vì quận hoàn kiếm có giá trị sử dụng đất rất cao, nhưng thực tế, ubnd hà nội đã ký hợp đồng cho cty tnhh thủ đô ii với giá 15.225 đồng/m2/tháng, tức là chưa tới 1 usd/m2/tháng.  

chợ 19-12: đất vàng nhưng giá thuê chưa đầy 1usd/m2/tháng

chợ 19/12 cũ, nay đã được giải phóng mặt bằng, các hộ kinh doanh chuyển ra chợ tạm phùng hưng từ tháng 11/2008 (chụp tháng 12/2008 – ảnh: h.h).

theo hợp đồng thuê đất số 143-08/hđthtn ngày 7/11/2008 do ông đinh trọng sơn, phó giám đốc sở tài nguyên& môi trường (đại diện cho ubnd tp hà nội) ký với cty tnhh thủ đô ii, thì giá thuê đất chỉ 182.700 đồng trên diện tích 3045 m2. như vậy, khu đất ở vị trí vàng này đã được cho thuê với giá chỉ hơn 10 usd/m2/năm, chưa tới 1 usd/m2/tháng.

trước đó, theo quyết định số 306/qđ-ub ngày 18/1/2008 của ubnd tp hà nội, thành phố đã quyết định thu hồi 3.045m2 đất nằm trên nền “chợ âm phủ”, nơi nguyên là phố 19-12, cho cty tnhh thủ đô ii thuê đầu tư xây tổ hợp trung tâm thương mại, trong thời hạn 50 năm.

tin liên quan
  • tiểu thương chợ tạm 19/12 doạ quay lại nếu không xây tttm
  • bạn đọc không đồng tình xây tttm trên nền chợ 19-12
  • nhiều người mong dựng lại đường trên nền chợ 19-12
  • chợ 19-12: vừa làm đường, vừa xây trung tâm thương mại!?
  • chợ 19-12: hà nội cần đường hơn hay trung tâm thương mại?
  • chợ 19-12: hà nội cần “hy sinh” một số lợi ích!

điều khó hiểu là khung giá đất thành phố quy định năm 2008, phố hàng ngang, hàng đào giá đất cao nhất tới 67 triệu đồng/m2, khu vực phố hai bà trưng cũng khoảng 40-52 triệu đồng/m2.

trước những bức xúc của dư luận quanh dự án xây trung tâm thương mại 19 – 12 trên nền con đường 19 – 12 cũ, mới đây, trong văn bản trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 17 của hđnd tp hà nội, ubnd tp cho rằng: “quận hoàn kiếm là trung tâm văn hóa lịch sử và kinh tế của thủ đô, có điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ, thương mại. đất đai tự nhiên trên địa bàn quận này rất nhỏ, nhưng lại có giá trị sử dụng rất cao, đòi hỏi phải được tận dụng khai thác và phát huy lợi thế này”.

thế nhưng, khu đất hơn 3000 m2 ở vị trí đắc địa ngay trung tâm tp này lại được đem cho thuê với giá chưa đầy 1 usd/1m2/năm!

trong khi đó, giá thuê đất tại các khu công nghiệp hiện nay cũng vào khoảng 25-35 usd/m2/năm. giới kinh doanh bất động sản nhận định, giá thuê văn phòng khu vực quận hoàn kiếm vào loại cao nhất hà nội, có địa điểm tới 60 usd/m2/tháng, giá thuê văn phòng tại phố hai bà trưng cũng lên tới 50 usd/m2/tháng.

ông vũ đức tân, đại biểu hđnd hà nội từng nhận định, việc chần chừ ban hành quy hoạch chung cho quận hoàn kiếm có thể vì “giá trị khu đất trong khu vực đó là rất lớn. một tờ giấy phép xây dựng ở đây cũng có giá trị rất lớn”.

vì sao công ty tnhh thủ đô ii được thuê khu đất vàng này với giá “rẻ như bèo” này? vì sao một dự án gây nhiều bức xúc trong công luận không được đưa ra lấy ý kiến hđnd và người dân nhưng ubdn hà nội đã phê duyệt dự án, bàn giao mặt bằng?…rất nhiều câu hỏi cần được lãnh đạo thành phố trả lời từ dự án này.

  • t.lam

thư công dân

cách đây chưa lâu, ý định xây dựng tòa nhà evn gần hồ hoàn kiếm – một việc không hợp lòng dân, đi ngược lại lợi ích chung đã được dừng lại. đó là nhờ có báo chí đưa tin sớm, nhân dân có thời gian và cơ hội để nêu chính kiện. và thành phố đã làm có một quyết định sáng suốt là không thông qua dự án. thành phố sáng suốt như thế, thiết nghĩ cũng là do lắng nghe ý dân.

vậy hà cớ gì, lần này thành phố lại quyết định sớm như thế mà không màng đến ý dân?

2. hoặc cho là chính quyền quận hoàn kiếm và thành phố có lý lẽ và tầm nhìn của riêng mình, thì xin giảng giải cho dân được biết cái lý ấy là gì? khi thông qua dự án, hội đồng phản biện dự án này gồm những ai? đã phản biện như thế nào? và được thông qua ra sao?

3. ông chủ tịch thành phố nói dự án xây trung tâm thương mại này “đáp ứng nguyện vọng của đa số quần chúng nhân dân”. bản thân tôi, cùng nhiều bà con dân phố chưa bao giờ được hỏi hay được phát biểu gì về việc có nguyện vọng xây ở khu vực này một trung tâm thương mại hay không.

vậy xin hỏi “đa số quần chúng nhân dân” mà ông nói đến ở đây là những ai? nếu họ có nguyện vọng thì nguyện vọng đó được phản ánh đến các vị như thế nào?

(tôi cũng xin nói thêm rằng, 500 tiểu thương chợ tạm 19-12 cũ chắc chắn không đủ để gọi là “đa số quần chúng nhân dân” – vì lợi ích của họ trong thương vụ này khó mà đồng nhất với lợi ích của nhân dân thủ đô và nhân dân cả nước nói chung).

4. ông giám đốc công ty tnhh thủ đô ii nói đã có “4 năm gian khổ trải qua biết bao nhiêu thủ tục rối rắm và hơn 11 tỉ tiền chi phí đầu tư ban đầu” cho dự án này. vậy xin các vị chia sẻ cùng dư luận các “thủ tục rối rắm” đó là gì, và khoản tiền 11 tỉ để “chi phí đầu tư ban đầu” là đầu tư vào những đâu?

sở dĩ có câu hỏi này là do tôi nghe ngóng có dư luận tỏ ý nghi ngờ về điều này lắm. nếu quả nhà đầu tư có chi phí chính đáng như vậy thật, thì để giúp thành phố “sửa sai”, có lẽ người dân chúng tôi cũng chẳng hẹp hòi gì mà không góp lại được để giả ông.

5. vẫn nhớ, trong nhiều bài phát biểu của các vị lãnh đạo, vẫn khẳng định hướng phát triển thành phố là vì thành phố xanh, thành phố phát triển bền vững, mở rộng diện tích cây xanh… đặc biệt, khu vực hồ hoàn kiếm phải là “không gian xanh”…

vậy mà, nhiều nhà cao tầng đã mọc lên ở đây, nay lại thêm dự án tòa nhà này, các vị lãnh đạo có cho rằng đã đi ngược lại mục tiêu phát triển chung không? các vị có đang giữ đúng lời hứa không?

cụ thể hơn, người dân chúng tôi hình dung, càng có thêm nhà cao tầng ở đây, sẽ càng trầm trọng hóa các vấn đề thiết yếu tối thiểu trong khu vực như: chỗ để xe, giải quyết tắc đường, phòng cháy chữa cháy…  vậy các vị có cao kiến gì không? dựa trên các tính toán và điều tra khoa học nào?

6. cuối cùng, chính là vấn đề mà mỗi chúng ta đều không được phép lãng quên – đó là vấn đề lịch sử, văn hóa và tâm linh.

dân gian có một thành ngữ tuy rất ác khẩu, nhưng rất thâm thúy: “giày mả tổ”. ấy là các cụ cực kì coi trọng nơi mồ mả của tổ tiên, của những người nằm xuống cho đời sau.

vậy thì ai dám quên nơi đây là nghĩa trang tập thể của biết bao chiến sĩ nằm xuống cho cuộc sống của chúng ta hôm nay? và ai dám bệ lên đó một công trình mà trong hiện tại đã có nhiều ý kiến nhân dân không đồng tình?

liệu chăng, các vị có thừa nhận rằng nơi đó đang được coi như là nơi đất thiêng tụ hội nhiều anh linh? và nếu các vị cũng coi đó là nơi đất thiêng, thì các vị trả lời nhân dân ra sao về vấn đề mâu thuẫn giữa xây dựng dự án và bảo vệ những giá trị lịch sử, tâm linh?

xin cảm ơn các vị lãnh đạo.

kính chúc các vị sức khỏe và sự sáng suốt!

bạn đọc: tâm thủy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *