“Kiến trúc xanh” hướng tới sự bền vững

Trước đây, khi thiết kế và xây dựng gần như tất cả đều chưa nghĩ tới “xanh”, tới “môi trường” và các khái niệm “kiến trúc xanh”, “kiến trúc bền vững với môi trường”… là những khái niệm cho là thiếu tính thực tế và tính kinh tế. tuy nhiên, trong tình trạng khủng hoảng về năng lượng, tài nguyên và môi trường thiên nhiên hiện nay thì “kiến trúc xanh” chính là cảm hứng, gần hơn với con người.

kiến trúc xanh hướng tới sự bền vững

 

Cái nhìn đúng đắn về “kiến trúc xanh”

Nhắc đến khái niệm này, chúng ta cần phân biệt giữa kiến trúc xanh với hình ảnh của các khu nghỉ sang trọng rợp bóng cây hay các toà nhà hi-tech hiện đại. để hiểu được khái niệm “kiến trúc xanh” thì ta quan tâm công trình được xây có tác động thế nào đến môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh. mặt khác, cũng không nên quan niệm “xanh” là hoàn toàn không dùng đến máy móc như máy lạnh, mà nên hiểu là trong phương án thiết kế có sử dụng các giải pháp cách nhiệt tốt, che chắn nắng tốt… để máy lạnh hoạt động thấp mà hiệu quả cao. xanh cũng không phải là không dùng kính (vì kính giúp đưa ánh sáng vào nhà giảm chi phí chiếu sáng) nhưng phải dùng kính hai lớp, phản quang, cách nhiệt, cách âm, chống bụi tốt. ở những nơi có thể, người ta tận dụng tối đa thông thoáng tự nhiên, cải tạo vi khí hậu quanh nhà bằng cây xanh, hồ nước, thảm cỏ… từ đó tiến dần đến ngôi nhà hoàn toàn thông thoáng tự nhiên (passive house).

kiến trúc xanh hướng tới sự bền vững

 

“Xanh” mang lại lợi ích gì cho con người

Điều đầu tiên có thể nói, kiến trúc xanh mang đến cái lợi trực tiếp chứ không viển vông. nếu tuân thủ thiết kế xanh, hoá đơn tiền điện sẽ giảm rất nhiều do ta giảm được máy lạnh, điện chiếu sáng, điện nấu nước nóng… nếu thiết kế xanh, căn nhà sẽ có bầu không khí sạch, giảm thiểu bụi bặm và các hoá chất (có rất nhiều trong vật liệu xây dựng, đồ nội thất, các loại sơn, thảm…) giúp ta giữ gìn sức khoẻ, giảm các chi phí y tế… bên cạnh đó, ngày nay con người có thể hiểu rõ mối đe doạ từ sự xuống cấp của môi trường ngày càng sát sườn. với tất cả những tác động gần, xa, những trách nhiệm cùng quyền lợi khái quát trên, ta gần như đoán chắc rằng, nhận thức và áp dụng “kiến trúc xanh” đang đứng ngay trước cửa ngõ nhà mình và không có cách nào khác hơn là phải chú ý và dần áp dụng nó thôi.

“Cuộc đua xanh” trên thế giới

Nổi tiếng là đất nước sạch nhất thế giới, singapore luôn đi đầu về sự hài hoà giữa xây dựng và môi trường. họ thật xứng đáng với biệt danh thường gọi: “công viên trong thành phố”. tại đảo quốc sư tử, cảnh quan xanh được bố trí ở khắp mọi công trình kiến trúc, từ những khu nhà cao tầng, khu biệt thự riêng cho đến các resort. bất kỳ ở đâu, yếu tố xanh cũng được ưu tiên hàng đầu. không chỉ là cảnh quan bên ngoài, cây xanh còn được bố trí ngay lòng những công trình. các kiến trúc sư đã tận dụng tối đa không gian để đưa thiên nhiên tới gần với con người. là một quốc đảo nhỏ với diện tích hạn chế, lại mang trong mình một cuộc sống công nghiệp sôi động nên kiến trúc cao tầng của singapore rất phát triển. tuy nhiên, không vì thế mà singapore mất đi khoảng xanh vốn có của mình. các toà nhà cao tầng với lối kiến trúc hiện đại khỏe khoắn nhưng cũng không kém phần quyến rũ với những quy hoạch cảnh quan xanh từ khắp các đường phố cho tới bên trong của các toà nhà. vì vậy, môi trường ở singapore luôn được đánh giá vào loại sạch nhất trên thế giới.

Dubai (tiểu vương quốc ả rập thống nhất) vốn nổi tiếng thế giới với các công trình thế kỷ nhưng họ cũng không quên hướng về một không gian bền vững của màu xanh thân thiện với môi trường. công trình điển hình với kiểu kiến trúc này chính là tp ziggurat do cty timelinks có trụ sở tại dubai thực hiện, dự định hỗ trợ cho một khu dân cư có quy mô khoảng 1 triệu dân. dự án này dự kiến sẽ hạn chế tối đa, chỉ sử dụng các năng lượng sạch như mặt trời, gió và nước. các nhà thiết kế dự tính lượng khí carbon thải ra không khí, sẽ giảm được khoảng 90%. toàn tp có thể sẽ được sắp xếp vào những khu đa năng, mật độ xây dựng chiếm ít hơn 10% bề mặt đất. bên cạnh đó, không gian ba chiều của dự án sẽ mở rộng ra cho nông nghiệp, những đồng cỏ xanh, rừng tự nhiên…

Dường như các công trình lớn, dự án lớn hiện tại người ta đều đưa vào các yếu tố “xanh” thân thiện mới môi trường. hàng loạt dự án về các thành phố không có xe hơi đã được đưa vào thiết kế ở nhiều nước phát triển. hàng loạt các cao ốc “xanh” mới được xây dựng tại nga, ấn độ, mỹ, nhật… ngay đến tiêu chí để đánh giá độ nổi tiếng của những toà nhà chọc trời cũng có nhiều yếu tố liên quan đến môi trường.

, , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *