Những điều cần chú ý khi trang hoàng nhà cửa (phần II)

dù theo đúng hướng dẫn của các chuyên gia về trang trí nội thất, cũng không thể khẳng định ngôi nhà sẽ tạo ra được ấn tượng thẩm mỹ hoàn chỉnh. thực tế cho thấy, nhiều khi chỉ là vật dụng thông thường lại có tác dụng hơn hẳn những đồ đạc sang trọng đắt tiền, nếu biết sắp xếp.

một cách tổng quát, có thể chia các hình thức trang trí nhà ra thành 4 loại, tùy theo dạng cảm xúc mà nó thể hiện:

click vào ảnh
ánh sáng tạo ra cảm giác về sự hiện đại của căn phòng.

điện tử, hiện đại: hiện nay xu hướng dùng các ngọn đèn kèm với các vật liệu bắt sáng đang rất phổ biến. phương pháp này tạo cảm giác sang trọng một cách hiện đại, xóa nhòa sự lạc lõng của một số đồ vật cũ trong khung cảnh mới. nếu biết cách sử dụng các nguồn sáng khác nhau và những vật liệu đa dạng, người chủ của căn nhà hoàn toàn có thể tạo được ấn tượng mới cho từng căn phòng. tuy nhiên, cũng cần cẩn thận vì con dao nào cũng có hai lưỡi, không thể khẳng định điện luôn là giải pháp tốt nhất cho mọi căn nhà.

click vào ảnh
một căn phòng theo kiểu truyền thống tiêu biểu.

truyền thống: đó là kiểu trang trí sử dụng nhiều loại đồ đạc, vật dụng có tính chất hòa hợp nhau. các vật dụng khác sẽ tạo thành từng nhóm có tác dụng làm nền cho ấn tượng đó. chỉ một chi tiết hơi trái phong cách rơi vào đây sẽ trở nên lạc lõng và biến căn phòng thành chủ đề cho mọi lời chê bai.

click vào ảnh
một căn phòng mang phong cách nhật bản.

văn hóa chủng tộc: mỗi nền văn hóa có một nét độc đáo riêng và nếu tận dụng đúng cách, nó có thể biến một nơi tiếp khách hay sinh hoạt thông thường trở thành biểu tượng riêng đầy duyên dáng. trong một căn phòng theo phong cách á đông, những đèn lồng bằng giấy, chiếc bàn sơn hắc ín hoặc sơn tự nhiên và những tấm rèm cửa có họa tiết kiểu kimono sẽ làm nên sự đồng điệu. nếu chủ nhân căn nhà là người thích văn hóa ấn độ thì hoàn toàn có thể biến căn nhà mình thành một phong cảnh gợi nhớ tới những câu chuyện truyền thuyết về tình yêu và con người của một nền văn minh vĩ đại. cách làm cũng chẳng phức tạp gì, chỉ cần thêm vào những tấm thảm và gối đệm có hoa văn vùng batik, những tấm trải giường màu tím và thật nhiều nến.

click vào ảnh
kết hợp những vật dụng đơn giản tạo ra một hiệu quả lớn về thẩm mỹ.

chân phương: gia chủ có thể treo một bức tranh theo trường phái siêu thực trên tường, một chiếc bàn nước đặt giữa phòng nhưng chỉ có duy nhất một bình hoa không trên đó. đồ trang sức lặt vặt sẽ không cần thiết ở đây, chỉ cần những tấm rèm đơn màu giản dị. một căn phòng có cách bài trí đơn giản đem lại cảm giác thư giãn và là nơi nghỉ ngơi lý tưởng cho người chủ sau những giờ làm việc căng thẳng. điều duy nhất cần chú ý khi trang trí theo kiểu này là nếu không khéo sẽ dẫn đến cảm giác lạnh lẽo và không hiếu khách.

click vào ảnh
một kiểu trang trí sặc sỡ khá lạ mắt.

sặc sỡ: chỉ hợp với những người có khiếu hài hước. phong cách này thể hiện sự vui nhộn và nó được tạo bởi những đồ đạc sinh động, trẻ trung như: bức tượng của một cô gái đang múa điệu hula gợi cảm, loại đèn bàn mà vua nhạc rock elvis presley từng sử dụng và loại điện thoại dùng trong xe taxi. nếu phải định nghĩa về kiểu trang trí này thì có thể dùng những từ ngữ như: siêu phàm, nghịch ngợm, vui tươi và thậm chí quái đản. và để làm nổi bật lên những tính chất đó thì cần một nền thật đơn giản. trong kiểu trang trí này, người chủ, nếu muốn, có thể trưng bày cả núi đồ đạc mà không sợ tạo ra một không gian mang tính khiên cưỡng. đó quả thực là căn nhà thuộc sở hữu của anh ta!

thể hiện mối quan tâm đặc biệt và duy nhất của gia chủ: đó là khi căn nhà tập trung làm nổi bật một thú vui hay sở thích nào đó của người chủ. nếu là fan của môn thể thao vua, anh ta có thể bày lên tường những tấm poster về các trận đấu bóng đá nảy lửa được nhiều người quan tâm. nếu chủ nhà thích phim ảnh, căn phòng sẽ trở thành nơi trưng bày đồ lưu niệm liên quan tới các bộ phim, ảnh của những nam nữ diễn viên khả ái trong phim kinh điển. có nhiều người theo kiểu trang trí này đi xa tới mức thể hiện mình trong cả nhà tắm! tuy nhiên, trong cùng lúc, căn phòng kiểu như vậy có thể tạo ra hai phản ứng khác nhau ở hai loại đối tượng: sự “phản đối” từ phía những người không cùng sở thích, hoặc sự đồng tình hưởng ứng của những kẻ “đồng bệnh tương liên”.

phần i

xuân tùng (theo syw)

phần iii
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *