Nỗi lòng người tái định cư

“chúng tôi đang cư trú ổn định thì bị giải tỏa. căn hộ tái định cư cách xa nơi ở cũ hơn chục cây số, nhà mới chưa ở đã hư. để có căn hộ này, ngoài việc phải nộp hết số tiền được đền bù thì vẫn còn nợ hơn 100 triệu đồng, giờ phải còng lưng trả nợ”. đây là bày tỏ của một gia đình thuộc diện tái định cư ở tp.hcm và cũng chính là nỗi niềm của hầu hết các hộ dân bị giải tỏa trong những dự án tại tp này.
nỗi lòng người tái định cư
chuyển về nơi ở mới khang trang hơn thế nhưng đời sống của
người dân tđc đang đối diện với nhiều khó khăn.
 
đi toilet phải… đội nón!
 
chúng tôi có mặt ở dãy nhà a3, chung cư thạnh mỹ lợi, nơi được xem là khu “nhà điểm” về chất lượng nhà ở tái định cư, thuộc dự án kđtm thủ thiêm, vậy mà ngồi đâu cũng nghe người dân than thở về chuyện nhà dột, nứt. toàn bộ hệ thống tường nhà chung cư này nhìn đâu cũng là những vết rạn, nứt dọc ngang, đan chéo nhau, trông như những chiếc bình gốm men rạn.
 
dọc cầu thang dẫn lên dãy nhà, những vết nứt được xử lý qua quýt bằng bột trét tường, rồi sơn lại, một kiểu “bảo hành” của chủ đầu tư sau khi người dân ở đây đồng loạt lên tiếng về chất lượng. anh phạm văn út cho biết: khi nhận nhà đã thấy phòng khách và phòng ngủ bị nứt. chúng tôi không đồng ý nhận nhà, chủ đầu tư là cty phát triển nhà q.2 cho người xuống sửa chữa qua quýt như vậy, khiến bức tường tuy mới xây nhưng đã có vết loang lổ. ở một thời gian ngắn thì nhà vệ sinh bị thấm nước từ tầng trên. cứ mỗi lúc tầng trên sử dụng nhà vệ sinh thì nước nhỏ tong tong xuống tầng dưới. mỗi lần vào nhà vệ sinh, muốn “an toàn” thì phải đội nón. trần nhà vệ sinh và tường bị nước thấm ố vàng, mốc meo, giống như chung cư đã xây dựng từ lâu lắm.
 
các dãy nhà khác của chung cư này tuy xây dựng sau nhưng chất lượng còn kém hơn nhiều. tường nứt loang lổ cả trong lẫn ngoài, có vết nứt, bong tróc rộng đến gần 1cm. bà lê thị đành, người vừa nhận nhà cách đây 8 tháng cho biết, nước nhà trên cứ chảy xuống như trời mưa, không làm sao ở được. mặc dù nhà vẫn chưa hết bảo hành nhưng khi yêu cầu chủ đầu tư sửa chữa, thì chờ hoài chẳng thấy. gia đình phải tự bỏ tiền thuê người sửa, nhưng do chất lượng nhà quá kém nên chống thấm mãi vẫn không được.
 
tình trạng tương tự cũng xảy ra ở khu chung cư “10 mẫu” bình trưng đông, q.2. ngoài việc tường nứt, trần dột, nền bong tróc không được bảo hành, người dân còn phải chịu những khoản phí bất thường. ngay trên lối dẫn vào cầu thang, chúng tôi nhìn thấy một thông báo của bql với nội dung: để đi lại dây điện cho 5 bóng đèn đã có sẵn, mỗi hộ gia đình phải nộp 50 nghìn đồng, tổng cộng là 1,2 triệu đồng. khoản phí cao bất thường cho mấy mét dây điện này khiến nhiều người dân “không hiểu” nên toàn bộ hệ thống lối đi, cầu thang của dãy nhà vẫn tối om hàng đêm.
 
nợ nần chồng chất
 
chị mỹ hương, một người dân trong diện tái định cư tại chung cư bình trưng đông – q.2, ngậm ngùi: sau khi bị giải tỏa và bố trí tái định cư, tôi phải mang khoản nợ hơn 100 triệu đồng. trước đây khi ở thủ thiêm, diện tích nhà tuy có nhỏ hơn hiện tại chút ít nhưng là nền nhà độc lập, không bị hư dột như hiện nay. chuyển xuống đây xa chỗ cũ hơn 10km, đi lại khó khăn, chi phí xăng xe tốn kém, lại phải oằn lưng trả nợ tiền nhà. phi lý là đất ngay trung tâm q.2 mà chúng tôi chỉ được đền bù với giá 2 triệu đồng/m2, nhưng lại phải mua nhà ở đây với giá 3 triệu đồng/m2!
 
tình trạng này phổ biến đến mức, đại đa số các hộ dân nghèo, sau khi nhận căn hộ tái định cư đành phải bán lại để trả nợ. đáng nói là khoản tiền còn dư sau khi trả nợ không thể đủ để cho họ tìm một nơi ở khác. những người dân ở chung cư thạnh mỹ lợi cho biết, hơn 50% các hộ tái định cư ở đây đã bán nhà đi nơi khác ở. những hộ dân chấp nhận bám trụ lại chung cư thì hầu hết đều chưa trả được tiền mua nhà vì số tiền được đền bù chỉ đủ trang trải cho những ngày tạm cư, mất phương kế làm ăn. đến khi có căn hộ tái định cư thì cũng vừa hết tiền, vừa mất việc.
 
cũng thuộc diện bị giải tỏa trong dự án khu đô thị mới thủ thiêm nhưng nhiều hộ phải vào sống tạm cư tại khu tạm cư a5, q.2. khu nhà “tiền chế” nhếch nhác, rác thải, nước mưa, nước cống lẫn vào nhau, đóng vũng ngay giữa lối đi. gặp chúng tôi, ông nguyễn văn đỡ nói như mếu: nhà tôi trước đây diện tích 120m2, bị giải tỏa làm chợ an khánh, chính quyền chỉ hỗ trợ 1 triệu đồng để di dời, sau đó đưa vào khu tạm cư này, sống đã 10 năm nay. gia đình tôi sống ở an khánh từ trước khi thành lập q.2 (năm 1994), nhưng khi thành lập quận, chính quyền lại cho rằng gia đình tôi thuộc diện đất nhà sàn nên không bồi thường. chúng tôi làm đơn khiếu nại, chính quyền cũng đã hứa sẽ bố trí tái định cư, nhưng đến nay vẫn chưa thấy.
 
chỉ riêng q.2 đã có trên 330 dự án đầu tư nhà ở, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội… trong số này có khoảng 127 dự án đã triển khai thu hồi đất, với tổng diện tích trên 3,1 nghìn héc-ta. dự án thủ thiêm và đại lộ đông tây có hơn 2,8 nghìn hộ dân cần phải di dời giải tỏa. năm 2006, hđnd tp đã có nghị quyết số 57/2006 quy định đến 30/6/2007 phải giải quyết tái định cư gần 5.000 hộ dân đang sống tạm cư, nhưng đến nay tình trạng sống tạm cư của các dự án vẫn chưa giải quyết được.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *