Nóng bỏng cuộc tranh luận sở hữu chung – riêng trong khu chung cư

một cuộc hội thảo được chờ đón vì đang là điểm nóng tranh chấp ở các khu chung cư ở tp.hcm do bộ xây dựng, hiệp hội bđs tp.hcm và báo xây dựng phối hợp tổ chức đã diễn ra ngày 29/11.

nóng bỏng cuộc tranh luận sở hữu chung - riêng trong khu chung cư

người dân tố khổ

những bức xúc của hàng trăm người đang sinh sống tại các chung cư botanic (q.phú nhuận), mỹ vinh (q.3), phú lợi 1 (q.8) đã được đưa ra tại cuộc hội thảo này. những tranh chấp, khiếu nại giữa người dân và chủ đầu tư dự án đã trở thành một vấn đề hết sức nóng bỏng. theo ông mạc đăng nớp (chủ căn hộ a1207 chung cư botanic do cty phú hưng gia là chủ đầu tư), chủ đầu tư đã chiếm phần sở hữu chung trong tòa nhà làm tài sản riêng. ông nớp cho biết thêm: lúc mua căn hộ tại đây, chủ đầu tư bán bằng một hợp đồng hứa mua hứa bán ghi rõ phần tài sản chung là toàn bộ phần diện tích đất chung cư. sau đó chủ đầu tư yêu cầu ký lại hợp đồng với lý do để làm chủ quyền nhà, trong đó ghi “ngoại trừ phần diện tích sảnh, thang máy và các hành lang lối đi chung, phần diện tích còn lại bao gồm diện tích tầng hầm, tầng trệt và tầng lửng là tài sản của cty phú hưng gia”. ông cho rằng những kiểu lật lọng bằng những hợp đồng lừa dối khách hàng như thế là không thể chấp nhận được và cần phải được pháp luật bảo vệ.

phần lớn người dân sống tại các chung cư trên phản ánh từ việc chưa rõ ràng trong phần sở hữu chung – riêng dẫn đến chủ đầu tư thu phí dịch vụ tùy tiện. có nơi chủ đầu tư thu, có nơi ban quản trị do chủ đầu tư thành lập thu nhưng những khoản phí này người dân không biết ai giữ và hạch toán vào đâu.

“chúng tôi là những người có địa vị trong xã hội, thu nhập không đến nỗi nào, bỏ tiền ra mua căn hộ trị giá bạc tỷ thế nhưng mua xong thì bị đối xử như những người ở trọ. suốt ngày phải đi khiếu kiện, khiếu nại thấy nhục lắm”- ông nguyễn tiến dũng, mua căn hộ ở chung cư mỹ vinh, bức xúc. theo ông dũng, chủ đầu tư tòa nhà đã xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi người mua. những tiện ích đi kèm như nhà trẻ, phòng tập thể dục… khi giao nhà đều không có như quảng cáo ban đầu; rồi chủ đầu tư chiếm dụng nhà giữ xe. nói tóm lại, tại chung cư mỹ vinh, khách hàng mua căn hộ chỉ được sử dụng phần diện tích trong bốn bức tường, còn các phần diện tích khác thì chủ đầu tư chiếm dụng. tuy nhiên, ba năm nay, nhiều cư dân tại đây đã gửi đơn khiếu nại đi khắp nơi mà không có cơ quan nào đứng ra giải quyết. ông dũng cho rằng: “chủ đầu tư đã vi phạm pháp luật như luật phòng cháy chữa cháy (vì chiếm không gian hầm nơi giữ xe), luật dân sự, luật đầu tư…”. một người dân ở chung cư phạm viết chánh (q.3) xin giấu tên cho biết thêm: “chung cư chúng tôi đến ở đã lâu nhưng không được chủ đầu tư cấp chủ quyền, sân thì đầy cỏ không ai cắt, tường hư không ai sửa, cầu thang máy hư cả tuần báo cũng không được sửa… khu chung cư nhưng chẳng ai biết đâu là phần chung của chủ đầu tư phải lo, đâu là phần riêng của từng hộ tự dọn”.

chủ đầu tư than thở

tại hội thảo, bà lê thúy hương – tổng giám đốc cty cp phú hưng gia (phg), chủ đầu tư chung cư botanic – lý giải: “trong hợp đồng hứa mua – hứa bán giữa khách hàng và cty phg đã xác định rõ đối tượng giao dịch và thanh toán là số mét vuông diện tích căn hộ mà khách đã mua. trong hợp đồng, chủ đầu tư không bán bất cứ diện tích nào khác ngoài diện tích căn hộ mà khách đã mua và cũng không xác định bất cứ phần diện tích còn lại nào là sở hữu chung của cộng đồng cư dân. căn cứ vào điều 70.1 và 70.2 luật nhà ở, thì phần sở hữu còn lại là của phg và đã được xác lập bởi giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình. phần diện tích sảnh, thang máy, lối đi chung dù muốn hay không thì cũng là phần sử dụng chung”. còn về chuyện tại chung cư không có nhà hàng hay các tiện ích khác, theo bà hương: “không phải khu căn hộ ở đây không có nhà hàng mà thậm chí chúng tôi còn mời chị nguyễn dzoãn cẩm vân về làm đầu bếp. nhưng nhà hàng rất ít khách, chị vân phải bỏ. chúng tôi lại phải tìm người khác làm”.

nhiều khu căn hộ cũng không thể làm được phòng khám bệnh, nhà trẻ vì nhà đầu tư nào cũng lắc đầu “ít khách lắm, không làm được!”. đại diện chủ đầu tư tòa nhà mỹ vinh – bà vũ thị bích loan cũng kêu: “khi xin giấy phép xây dựng và quảng cáo rao bán thì đây là cao ốc căn hộ và văn phòng cho thuê, có những công trình tiện ích kèm theo. nhưng khi xây dựng, bàn giao xong thực tế lại không phù hợp, do thấy nhiều khách mua căn hộ nên chúng tôi đã chuyển hết qua bán căn hộ và việc chưa có giấy chủ quyền là do người dân không đồng ý với kết quả diện tích căn hộ”. bà loan còn cho biết thêm: “chúng tôi thường xuyên đi kiểm tra các căn hộ và phát hiện ra rằng thực tế nhiều người mua căn hộ rồi cho thuê lại chứ không đến ở. tuy nhiên, chúng tôi cũng muốn đáp ứng tốt nhất mọi dịch vụ cho cư dân ở đây với mong muốn vừa là khách hàng vừa là hàng xóm của nhau, không muốn ra vào ai nhìn ai cũng như kẻ thù (mỹ vinh còn giữ lại hơn 20 căn để kinh doanh)”. bà loan cho biết là sẽ “sơn sửa từng căn hộ miễn phí đến suốt đời”.

luật đi sau chung cư

chung cư ở việt nam xuất hiện đã lâu, trước đây chủ yếu là những căn hộ ít tiện ích, thậm chí không có nhà vệ sinh riêng… tập trung tại các đô thị lớn. các chung cư này do nhà nước xây dựng để cấp/bán cho cbcnv. những năm gần đây, cùng với đà phát triển của xã hội, nhiều doanh nghiệp (nhà nước và tư nhân) đã bỏ tiền ra xây chung cư, căn hộ cao cấp để bán lại cho người tiêu dùng. vì thế, luật pháp về quy định sở hữu chưa theo kịp nhu cầu của thực tế. những “lỗ hổng” trong quy định sử dụng chung cư đã gây hàng loạt các vụ tranh chấp, khiếu kiện mà người thiệt hại thuộc về người sử dụng. về điều này, chính ông nguyễn văn đực – phó giám đốc cty địa ốc đất lành cho rằng: “nếu cứ đà này, ngay khu chung cư của tôi cũng có thể bị kiện, không vì cái này, cũng vì cái khác. chủ đầu tư và người dân cần nghĩ rằng chung cư là của “chúng mình”, chứ không phải chung cư là của “chúng nó”. có như vậy mới có môi trường sống tốt, căn hộ có giá. nếu cứ cãi cọ nhau, thưa kiện nhau thì chung cư của bạn sẽ bị chính các bạn làm mất giá vì không ai muốn sinh sống trong một chung cư mà cư dân không hòa thuận”.

còn luật sư trương thị hòa cho rằng, những tranh chấp “chung – riêng” ở các khu chung cư là điều tất yếu vì những quy định về luật sở hữu, sử dụng chung cư luôn đi sau thực tế cuộc sống và không đầy đủ. cốt lõi tranh chấp sở hữu chung – riêng xuất phát từ luật sơ sài. ngay quyết định 08 của bộ xây dựng quy định về quản lý nhà chung cư cũng là bộ khung chung chung chưa sát thực tế. khách hàng, chủ đầu tư, cơ quan quản lý mỗi bên hiểu một kiểu.

khi giao dịch, hợp đồng mua bán căn hộ chung cư không quy định rõ nhiều vấn đề thuộc về quyền và nghĩa vụ của bên mua và bên bán liên quan đến quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất đối với nhà chung cư đã được quy định trong pháp luật về đất đai, về nhà ở về kinh doanh và kinh doanh bđs. một khi pháp luật còn quy định chưa rõ về phần sở hữu chung – riêng trong chung cư thì để tránh thiệt thòi, khách hàng nên có ràng buộc quyền và nghĩa vụ cụ thể với chủ đầu tư bằng hợp đồng dân sự ngay lúc mua bán. điều 70 luật nhà ở có hiệu lực từ 1/7/2006 quy định rằng “nhà chung cư có phần sở hữu riêng của từng hộ gia đình, cá nhân và phần sở hữu chung của tất cả cá nhân, hộ gia đình sử dụng chung cư đó”. tuy nhiên các điều khoản tiếp theo lại không quy định rõ. vì thực tế có rất nhiều loại chung cư được xây, mua từ nhiều nguồn vốn khác nhau. có chung cư không có tầng hầm để xe, có chung cư lại có 2 – 3 tầng hầm dùng để xe và khai thác thương mại, có chung cư ngân sách nhà nước mua phục vụ tái định cư, chung cư thương mại… như vậy, từng loại chung cư, việc quy định sở hữu chung-riêng chắc chắn phải khác nhau. không thể có quy định thống nhất.

theo phó giám đốc sở xây dựng tp.hcm – ông nguyễn phan danh: “nhà nước phải có quy định cụ thể, rõ ràng đối với phương thức khai thác kinh doanh của từng dự án. với chủ đầu tư cần phải đảm bảo nghiêm tính pháp lý, đúng hạng mục như đã quảng cáo và cần công khai, minh bạch khi ký kết hợp đồng. về phía người dân cũng cần có sự lựa chọn, xem xét kỹ khi tham gia hợp đồng mua bán”.v

(chúng tôi sẽ thông tin tới bạn đọc những ý kiến chung quanh sự việc này trong số báo tới)

nóng bỏng cuộc tranh luận sở hữu chung - riêng trong khu chung cư
bộ trưởng bộ xây dựng nguyễn hồng quân trong vòng vây của báo chí 

trước khi tham gia hội thảo này, tôi đã đi đến một vài chung cư đang có tranh chấp ở tp.hcm để tìm hiểu về vấn đề sở hữu chung – riêng. điều ấy chứng tỏ lãnh đạo bộ xây dựng rất quan tâm, tìm hiểu và sẵn sàng có các điều chỉnh, bổ sung cho hợp lý về vấn đề này.

việc xác định sở hữu chung – riêng rất khó. ngay như một căn hộ vấn đề trần của ai – nhà trên hay nhà dưới, sàn của ai – nhà dưới hay nhà trên, rồi tường vách chung của nhà nào? vì thế, việc xác định tài sản chung – riêng trong chung cư hiện nay phải dựa vào hai điểm. thứ nhất là các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước quy định về nhà chung cư. thứ hai là dựa vào hợp đồng mua bán căn hộ giữa chủ đầu tư với khách hàng. nhưng dù thế nào thì cũng phải chung mục tiêu là nâng cao đời sống người dân sống trong chung cư đó và cũng phải quan tâm đến lợi ích của nhà đầu tư. nên ngoài các căn hộ ra, chủ đầu tư còn đưa thêm các tiện ích khác như nhà trẻ, khám chữa bệnh, dịch vụ khác… cũng là nhằm nâng cao đời sống cho người dân trong chung cư đó.

quyền sở hữu chung – riêng là một vấn đề cần được tôn trọng, trong quá trình phát triển đô thị như hiện nay, chắc chắn là cần có thực tiễn, dựa vào đó pháp luật điều chỉnh cho phù hợp và vì lợi ích chung”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *