Xi măng Sài Sơn – 50 năm toả sáng thương hiệu

thành lập ngày 28/11/1958, tiền thân là xí nghiệp xi măng sài sơn dưới sự quản lý của tổng cục hậu cần (bộ quốc phòng). quá trình xây dựng xi măng sài sơn đã nhiều lần thay đổi tên gọi, năm 1996 được chuyển đổi thành cty xi măng sài sơn và hoạt động theo mô hình cty cp theo quyết định số 2369 qđ/ub từ ngày 13/11/2003 của ubnd tỉnh hà tây.

xi măng sài sơn - 50 năm toả sáng thương hiệu
nhà máy xi măng sài sơn.

trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, cty cp xi măng sài sơn từ một cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công, thô sơ đến nay đã có một dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến hiện đại. dẫu có lúc sản xuất lâm vào hoàn cảnh khó khăn, nhất là trong bối cảnh cơ chế thị trường sản phẩm xi măng của sài sơn phải cạnh tranh với xi măng trung ương và nhiều xi măng cùng loại. song với đội ngũ lãnh đạo có trình độ, kinh nghiệm, dám nghĩ dám làm và đội ngũ cnvc-lđ đoàn kết cần cù sáng tạo, cty xi măng sài sơn đã đứng vững và phát triển. những bao xi măng sài sơn mang biểu tượng thuỷ đình chùa thầy ổn định chất lượng có uy tín trên thị trường.

tự hào là nhà máy công nghiệp xi măng đầu tiên của ngành xi măng việt nam đóng quân trên mảnh đất sài sơn anh hùng, phát huy truyền thống của quê hương, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm quý báu của các lãnh đạo tiền bối, giám đốc nguyễn văn bổng – người con xã sài sơn – đã cùng các cộng sự viết tiếp trang sử vẻ vang và xây dựng cty cp xi măng sài sơn trở thành đơn vị anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.

xi măng sài sơn - 50 năm toả sáng thương hiệu
môi trường xanh – sạch – đẹp trong khuôn viên nhà máy


chuẩn bị bữa ăn ca cho công nhân

theo báo cáo của cty thì đến hết tháng 10 này, sản lượng xi măng của cty gồm 2 cơ sở sản xuất đã đạt 316.955 tấn, trong đó sản xuất tại cty là 178.027, tấn đạt 86%; tại chi nhánh 140.826 tấn, đạt 113, 65%. ước lợi nhuận năm 2008 sau thuế đạt hơn 35 tỷ đồng, bình quân thu nhập của người lao động đã đạt gần 5 triệu đồng/người/tháng. ngày 19/11 cty hoàn thành kế hoạch năm 2008.

giám đốc nguyễn văn bổng cho biết: những năm 1992 – 1995, hầu hết các nhà máy xi măng lò đứng trong toàn quốc có dây chuyền theo công nghệ thủ công cũ đều phải ngừng, hạn chế hoạt động hoặc phải phá đi để thay thế bằng dây chuyền đồng bộ mới hiện đại theo công nghệ lò đứng của trung quốc. tất cả các cơ sở đều tập trung đầu tư đồng bộ hoàn thành toàn bộ dây chuyền rồi đưa vào vận hành khai thác. lúc này xi măng sài sơn vừa mới được đổi tên, nâng cấp thành cty nhưng đã không lựa chọn cách đầu tư như vậy mà tìm cho mình một con đường riêng, phù hợp với năng lực tài chính, trình độ quản lý và làm chủ kỹ thuật của đội ngũ cán bộ công nhân sẵn có, đó là vừa phải thúc đẩy cải tạo dây chuyền cũ để cải thiện chất lượng sản phẩm và phát huy được hết công suất thiết kế, vừa đầu tư thay thế dần những thiết bị cũ lạc hậu bằng thiết bị hiện đại, đầu tư đến đâu đưa vào khai thác ngay đến đó, tận dụng thời gian và cơ hội để thu hút vốn, lấy vốn thu hồi tiếp tục đầu tư mới và phát triển sản xuất bảo đảm việc làm đời sống người lao động. bằng cách này, cty đã hoàn thành đầu tư toàn bộ dây chuyền vào năm 1998.

năm 2001, nhận rõ cơ hội phát triển của mặt hàng xi măng trong quá trình phát triển đất nước, cty đã mạnh dạn đầu tư chiều sâu, nâng cao công suất của xưởng nghiền xi măng lên gấp 2 lần. và năm 2003 tiếp tục thực hiện dự án đầu tư mở rộng, nâng cao sản lượng clinker từ 6 vạn lên 12 vạn tấn/năm, đầu tư dây chuyền sấy thuộc phân xưởng liệu để đồng bộ dây chuyền sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất. theo ông bổng, do được bàn bạc kỹ lưỡng, tính toán khoa học, rút kinh nghiệm từ lần đầu tư trước nên đây là dự án có tính trí tuệ cao, phát huy và tận dụng tối đa công suất thiết bị, kho tàng hiện có, kết hợp hài hoà, hợp lý giữa dây chuyền cũ và công trình đầu tư mới. vì vậy, chỉ đầu tư 11 tỷ đồng (trong khi nếu đầu tư một dây chuyền mới đồng bộ phải hết 30 – 35 tỷ đồng) mà sản lượng clinker đã tăng gấp đôi. dự án này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không những đáp ứng nhu cầu xi măng ngày càng tăng của thị trường, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, chủ động trong sxkd và mang lại hiệu quả kinh tế cho cty, dự kiến chỉ hơn 1 năm sau sẽ thu hồi vốn đầu tư, đồng thời góp phần tăng nguồn thu ngân sách cho mỗi năm từ  2 – 3 tỷ đồng.

năm 2005, để bảo đảm phát triển lâu dài, thực hiện theo quyết định của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng việt nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, cty đã lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy xi măng nam sơn theo công nghệ lò quay với công suất 370 nghìn tấn/năm. dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt với vốn đầu tư 400 tỷ đồng, dự kiến đầu năm 2009 nhà máy sẽ đi vào hoạt động. để không ngừng nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, cty coi trọng việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất. phong trào thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được phát động thường xuyên, rộng khắp tới tất cả cnvc-lđ. do cty có chính sách khuyến khích hợp lý như ngoài việc được hưởng từ giá trị làm lợi theo quy định người có sáng kiến còn được công nhận là lao động giỏi, tay nghề cao và được hưởng 30% tiền lương tháng có sáng kiến nên  trong 5 năm qua cty đã có hơn 40 sáng kiến được áp dụng vào quản lý sxkd và môi trường với giá trị  làm lợi  hàng tỷ đồng, góp phần làm cho môi trường xanh sạch, đẹp. bản thân giám đốc bổng đã có 2 sáng kiến làm lợi là: sáng kiến sử dụng hệ số biến tần cho quạt root giảm 6% định mức tiêu hao điện, sử dụng than bảo đảm đúng chủng loại sản lượng giảm 4,5% tiêu thụ than cho cả năm.

nói về những kết quả đạt được trong sxkd, phó giám đốc cty vương văn long khẳng định: thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của bch đảng ủy, hđqt, lãnh đạo cty đã nắm bắt được những khó khăn thuận lợi, phân tích đề ra những giải pháp khắc phục, tận dụng cơ hội chỉ đạo các đơn vị hoàn thành xuất sắc kế hoạch công tác. do đó doanh thu cty tăng, đời sống thu nhập của người lao động ngày càng tăng. giá trị vốn sở hữu của cty tăng từ 29,8 tỷ đồng năm 2003 lên 82,5 tỷ đồng năm 2006 và tăng lên 160 tỷ đồng vào năm 2008.

không chỉ duy trì và phát triển thị trường xi măng truyền thống pcb30, năm 2006 cty đã thành lập chi nhánh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo và phát triển thương hiệu cho sản phẩm xi măng nam sơn pcb40 góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế. thực hiện chiến lược phát triển bền vững cty đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án xây dựng nhà máy xi măng nam sơn với công suất 1.000 tấn clinker/ngày. nhằm thu hút vốn đầu tư cho dự án này, tháng 9/2007 cty đã niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán hà nội. việc niêm yết và đưa cổ phiếu giao dịch tại trung tâm giao dịch đã chứng tỏ tính công khai minh bạch về mọi mặt của cty cp xi măng sài sơn.

những năm vừa qua, ngoài việc bảo đảm đủ việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, cty còn tạo thêm việc làm cho 230 lao động tại địa phương. để người lao động có cơ hội nghỉ ngơi yên tâm làm việc, cty duy trì lớp học mầm non, bố trí các cô giáo có trình độ trông nom và dạy dỗ các cháu. cty duy trì làm việc 40 giờ/tuần cho tất cả cnvc-lđ, duy trì tốt bữa ăn ca, bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động, cung cấp nước sạch, các phân xưởng, các phòng ban đều có công trình vệ sinh bảo đảm yêu cầu sử dụng. cty đã thực hiện tốt chế độ bhxh, bhyt, bh thân thể, khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động. cty nhận chăm sóc mẹ vnah nguyễn thị bé, đỡ đầu lớp học tình thương của trường tiểu học sài sơn, giúp nhân dân địa phương hàng trăm triệu đồng/năm trong việc xây dựng các công trình phúc lợi như điện, đường, trường, trạm các di tích văn hóa lịch sử…

khởi nguồn một xí nghiệp nhỏ bé với thiết bị cũ kỹ lạc hậu, cán bộ công nhân cty cp xi măng sài sơn hiểu rất rõ nỗi khổ của cảnh làm việc trong một môi trường bụi độc hại và tiếng ồn, nên khi quyết định đầu tư mới, cty đã chọn thiết bị thuộc thế hệ mới nhất và rất chú trọng lắp đặt các hệ thống lọc bụi phù hợp với những nơi có khả năng phát sinh bụi. cty đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng để mua và trồng cây xanh xung quanh nhà máy và ngay trong khu sản xuất, tạo ra môi trường làm việc hợp lý: xanh – sạch – đẹp. chính vì thế, tlđlđvn và lđlđ tỉnh hà tây đã tặng cờ thi đua xanh – sạch – đẹp cho cty. cđxdvn đã tặng cờ về đơn vị chăm lo tốt đời sống và điều kiện làm việc của cnvc-lđ, tổ chức quacert đã cấp chứng nhận cho hệ thống quản lý môi trường đạt tiêu chuẩn quốc tế iso 14001-2004 và là nhà máy xi măng đầu tiên trong cả nước nhận chứng chỉ này.

đứng trong khuôn viên nhà máy, tôi thực sự ngỡ ngàng. nhà máy của đất đá, của khói trắng mà không hề bụi bặm, ngột ngạt. sân nhà máy là một khuôn viên đẹp nhiều cây cối, có hòn non bộ, có cây trái và cây ăn quả… sản phẩm xi măng làm ra bao nhiêu, khách hàng tiêu thụ bấy nhiêu, kho chứa không có hàng tồn đọng. trước khu nhà kho, giám đốc nguyễn văn bổng cho hay: cty đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế iso-9001:2000 được tổ chức quacert công nhận. với hệ thống chất lượng này, toàn bộ hoạt động của quá trình sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm được kiểm soát nghiêm ngặt nên thương hiệu xi măng sài sơn có uy tín cao trên thị trường.

“50 năm là cả một chặng đường đầy gian khó, phấn đấu bền bỉ nhiệt huyết của các thế hệ lãnh đạo và người lao động xi măng sài sơn. danh hiệu đơn vị anh hùng thời kỳ đổi mới và nhiều danh hiệu cao quý khác mà đảng, nhà nước, bộ xây dựng và ubnd tỉnh hà tây (cũ) trao tặng cho xi măng sài sơn đã ghi nhận sự phát triển lớn mạnh và những đóng góp to lớn của cty trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. trong  lễ kỷ niệm ngày truyền thống của cty và đón nhận huân chương lao động hạng nhất hôm nay, lãnh đạo cty cp xi măng sài sơn thầm biết ơn và nguyện phát huy những truyền thống tốt đẹp, giữ  gìn uy tín chất lượng để thương hiệu xi măng sài sơn tiếp tục toả sáng” – giám đốc nguyễn văn bổng khẳng định.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *