vườn giếng trời là khoảng không gian chuyển tiếp, đưa ánh sáng và gió vào nhà. thiết kế vườn giếng thành công là tạo được “mảng thiên nhiên” trong nhà. bạn cũng cần chú ý đến việc trang trí, chọn cây và vật liệu cho phù hợp.
tùy theo từng căn nhà, sân giếng trời có thể là hình chữ nhật, vuông hoặc tam giác. thành của vườn đôi khi cao hơn nền nhưng không nên quá cao vì sẽ mất tự nhiên và không hài hòa với các khu vực xung quanh. việc thoát nước cần phải chú ý ngay từ thiết kế ban đầu. nếu lỡ trồng quá nhiều cây thì nên dứt khoát bỏ bớt. chỉ cần trải sỏi, thêm một chậu cây, bạn vẫn có một khu vườn đẹp, thích hợp với nhà hẹp.
vườn dùng sỏi kết hợp với cây xanh trong chậu. | vườn có độ cao bằng nền nhà, kết hợp sỏi đá và cây xanh. |
thông thường có ba cách trồng cây trong giếng trời. thứ nhất là trồng thẳng cây xuống đất. khi làm nhà, bạn nên chú ý khu vực vách tường và nền nhà nơi bố trí vườn. đó phải là nơi có chất liệu, màu sắc kết hợp với cây tạo nên một góc thiên nhiên. nên chọn loại cây có khả năng sống trong nhà lâu như trầu bà, vạn niên thanh… cách trồng này đòi hỏi phải có thời gian chăm sóc, thông thường vườn không được hưởng nhiều ánh sáng do cách biệt một hai tầng lầu nên khoảng sáu tháng thay cây một lần thì vườn mới đẹp.
vườn hình vuông có thành bao quanh. | vườn hình tam giác. | vườn kết hợp làm sàn nước sử dụng ở bếp. |
thứ hai là trồng cây trong chậu rồi tìm cách “giấu chậu” để tạo nét tự nhiên. cách này tương đối tiện cho nhà phố nhưng đòi hỏi thiết kế khéo léo. có thể giấu chậu dưới lớp sỏi, dùng các loại cây nhỏ để che các thân chậu hay “giấu nước” bằng cách cho nước phun tràn trên mặt sỏi… trên thị trường có hai loại sỏi: loại được cà trắng trông đẹp nhưng màu vàng ố, loại tự nhiên có thể tưới mỗi ngày và lâu bị vàng. nếu trải sỏi trên đất thì một thời gian sau nên thay sỏi. sỏi trải trên nền xi măng cần tránh đừng để bị đọng nước.
thứ ba là trồng cây trong chậu nhưng không giấu. khi đó chậu trồng cây có vai trò như một yếu tố trang trí tham gia vào bố cục giếng trời. khi chọn chậu phải chú ý tới các yếu tố về màu sắc, cấu trúc của căn nhà, không chọn chậu nhiều màu cạnh nhau. ví dụ nếu nhà mộc mạc có trang trí gạch thô hoặc đá thì chậu cây cũng phải là gốm thô chứ không nên chọn chậu có tráng men có hoa văn cầu kỳ.
(theo sài gòn tiếp thị)