đã nhiều kỳ họp quốc hội, vấn đề tập đoàn kinh tế nhà nước luôn luôn được quan tâm hàng đầu bởi tầm quan trọng của nó đối với nền kinh tế đất nước. trong xu thế cạnh tranh toàn cầu hiện nay, nếu một quốc gia không có những tập đoàn kinh tế hùng mạnh, liệu có bảo đảm sự phát triển bền vững nền kinh tế của đất nước? bên cạnh đó, việt nam đang nỗ lực xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. vì thế, vai trò của các tổ chức kinh tế nhà nước lại càng trở nên quan trọng trong việc giữ gìn an ninh kinh tế và các mục tiêu an sinh xã hội. mục tiêu thì tốt đẹp như vậy nhưng việc thực hiện lại không được như mong muốn. trong cơn địa chấn giá cả vừa qua, người dân đi tìm vai trò của những đứa con cả của nền kinh tế đất nước như đi tìm bóng chim, tăm cá. sự chủ động ứng phó với cơn địa chấn giá dầu dường như mất hút trong hầu hết các tập đoàn liên quan. đợt tăng giá lương thực đột biến hồi giữa năm để rồi giá lại rớt thê thảm mấy tháng sau đó ở một đất nước hàng đầu xuất khẩu lương thực đã không minh chứng được sự tồn tại của các tcty nhà nước. việc một tập đoàn khổng lồ về điện lực sẵn sàng vung tiền ra đầu tư nhiều lĩnh vực nhưng để việc cung ứng điện của đất nước vẫn còn cảnh chập chờn, rồi lại thừa can đảm để từ chối 13 dự án quan trọng về sản xuất điện đã chứng tỏ tính chuyên nghiệp rất hạn hẹp… tất cả những thực tế ấy khiến cho người dân không còn chỉ dừng ở nỗi lo lắng nữa. vậy nguyên nhân cốt lõi vấn đề này từ đâu? đã quá nhiều giấy mực đổ ra để phân tích, không chỉ từ các nhà hoạch định chính sách mà cả các nhà khoa học kinh tế. có người cho rằng bản chất sở hữu công thường tạo động lực kém sở hữu cá nhân không chỉ diễn ra ở nước ta mà cả ở các cty nhà nước của các nước tiên tiến. có người lại cho rằng do việc mắc sai lầm khâu tuyển chọn cán bộ bởi thường đưa công chức sang làm kinh doanh chứ không phải là qua những cuộc tuyển chọn các nhà quản lý doanh nghiệp sừng sỏ. lại có ý kiến ví các tập đoàn kinh tế nhà nước như những cây cổ thụ phát triển dưới một chiếc ô quản lý nhà nước khổng lồ, không được tiếp cận trực tiếp với nắng gió, với bão tố phong ba nên dễ èo uột… cho dù lý do nào chăng nữa thì con số trên dưới 50% tổng vốn đầu tư xã hội dành cho khu vực kinh tế nhà nước dường như bị phụ lòng. nhiều người dân đã bắt đầu hoài nghi vào những “quả đấm thép” bảo vệ họ. tiền vốn của bố mẹ dành cho đứa con cả của gia đình có thể đã bị lợi dụng. sự cân bằng giữa tư duy và túi tiền là vấn đề cốt lõi trong quản lý kinh tế. quản lý túi tiền lớn cần có tư duy lớn. tư duy nhỏ thì phải xem lại túi tiền. mối quan hệ biện chứng này dường như tập đoàn kinh tế nào cũng biết và vẫn còn loay hoay đi tìm lời giải. |
Túi tiền & tư duy
4