Tổ ấm xinh xắn

trong khi nền kinh tế đang khó khăn như hiện nay, bạn gặp mâu thuẫn giữa tình hình tài chính của mình với ngôi nhà bạn mong muốn? Làm thế nào để có được một không gian sống, không gian thư giãn tuyệt vời tại chính ngôi nhà của mình khi chúng ta chỉ có thể sở hữu một khu đất với diện tích hẹp? Với những mẫu nhà nhỏ cùng cách bài trí những không gian phụ dưới sự tư vấn của các KTS dưới đây chắc chắn sẽ là câu trả lời ưng ý cho ngôi nhà của bạn.

Francis D.K Ching, một nhà lý luận kiến trúc nổi tiếng từng nói: “Giá trị nghệ thuật của một công trình kiến trúc không phụ thuộc vào độ lớn của nó”. Và có lẽ công trình mà chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn trong bài viết này là một ví dụ. Đây là ngôi nhà nhỏ nhất mà chúng tôi thiết kế, diện tích chỉ có 32m2 Tuy nhiên, công trình đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của cả chủ đầu tư và kiến trúc sư. Chủ nhà đã thuê một kiến trúc sư thiết kế và không cảm thấy hài lòng với bản thiết kế này vì diện tích các phòng quá trật chội, tiện nghi kém và “hoàn toàn giống những căn nhà khác”. “Tôi muốn một thiết kế sáng tạo hơn, mang lại tiện nghi sử dụng tốt hơn chứ không yêu cầu quá cầu kỳ vì với mảnh đất nhỏ như vậy thì có lẽ không thể yêu cầu cao được” – chủ nhà đã trao đổi với kiến trúc sư như vậy trong lần gặp gỡ đầu tiên. “Chúng tôi sẽ mang lại cho căn nhà của anh tiện nghi của một ngôi biệt thự, miếng đất bé xíu của anh vẫn có thể làm đẹp, thậm chí rất đẹp”- chúng tôi cam kết.


Sảnh thông tầng, liên kết bếp và phòng khách


Khu vệ sinh được lấy sáng từ khối thang

Vậy giải pháp của chúng tôi là gì?

Với miếng đất nhỏ và chỉ có một mặt thoáng phía trước thì việc mở rộng không gian chỉ có thể làm theo chiều đứng. Kiến trúc sư đã nghiên cứu rất kỹ giải pháp thiết kế trên mặt cắt dọc của công trình để phần nào xóa nhòa cảm giác phân tách rõ ràng giữa các tầng. Tạo ra các không gian thông tầng lớn để dùng chung, vừa tạo thông thoáng tự nhiên vừa mở rộng không gian nội thất. Khối thang và các khu vệ sinh được đặt ở phía sau, dành toàn bộ không gian thông thoáng phía trước cho các phòng chức năng chính. phòng bếp, ăn và một phòng ngủ nhỏ được đặt ở tầng một. phần sảnh được thiết kế thông tầng và kiêm luôn chỗ để xe, từ sảnh, theo thang chính để lên phòng khách đặt tại tầng “lửng”. phòng khách này rộng tới 17m2, một con số tưởng như phi thực tế đối với ngôi nhà được xây dựng trên mảnh đất có 32m2. Ngôi nhà này không tiếp cận với mặt ngõ bằng hệ cửa thông thoáng như thường thấy, nó gần như được đóng kín bởi hệ cửa slide bằng gỗ đặc. Việc thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên thông qua mảng cửa kính rất lớn đặt từ cao độ 2,5m đến hết tầng lửng. Từ phòng khách có thể “view” ra ngoài qua “màn hình cỡ lớn này”. Giải pháp này vừa đảm bảo thông thoáng tối đa, vừa hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ dòng giao thông đông đúc trên ngõ phố.

Khối thang chính được bắt đầu từ tầng 2, dẫn tới hai phòng ngủ chính rộng rãi và tiện nghi với các cửa sổ phía trước được mở xuống gần sát sàn. Khối thang đồng thời đóng vai trò “giếng trời”, lấy sáng và thông thoáng cho phần phía sau của ngôi nhà.


Mặt cắt dọc ngôi nhà


phòng ngủ ấm cúng và đầy đủ tiện nghi

Tầng trên cùng được thiết kế như một “sân trong” có chiều cao gần 6m, với mái lợp kính. Đây chính là không gian sinh hoạt đa năng: Sinh hoạt chung, nơi vui chơi của trẻ em, vườn mái, phòng uống trà… Một phòng nhỏ được bố trí để làm phòng dành cho khách hoặc kho tùy theo nhu cầu sử dụng. phía trên căn phòng nhỏ này là sân phơi. Có thể hình dung với giải pháp này thì phần khối thang và sân trong sẽ tạo thành một “cái phễu” đặt ngửa, mở rộng ở phía trên, giúp thông thoáng và lấy sáng tối đa. Chúng tôi tránh không tạo thành một tum thang theo cách bố trí thông thường, bởi như vậy sẽ hình thành một “cái phễu” đặt úp, bị nút lại ở trên và khả năng thông thoáng, lấy sáng sẽ rất hạn chế…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *