kết thúc phiên thảo luận sáng 8/11, phó chủ tịch quốc hội uông chu lưu, chủ trì phiên họp kết luận: có 26 đại biểu đã phát biểu tại hội trường và các ý kiến đại biểu quốc hội thảo luận ở tổ rất phong phú, phân tích lập luận sâu sắc, đề xuất nhiều kiến nghị cụ thể vào các điều của nội dung dự án luật này. chúng ta xây dựng nhà nước pháp quyền, xây dựng một chế độ dân chủ công bằng thì việc xác định trách nhiệm của nhà nước phải bồi thường thiệt hại cho người dân, cơ quan tổ chức do lỗi của mình gây ra là một việc làm cần thiết. cho nên, việc ban hành luật này được nhiều đại biểu quốc hội tán thành và đồng ý. các đại biểu đều chung một nhận định: người bị oan, bị sai đã phải đau khổ, đừng để họ phải khổ sở thêm khi yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của họ do nhà nước gây ra nhưng lại không thỏa đáng. việc quy định bồi thường phải rất rõ ràng, cụ thể, thủ tục đơn giản, dễ áp dụng, thuận lợi cho cả cơ quan nhà nước và cho cả người dân. về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường nhà nước, ý kiến chung và lập luận của nhiều đại biểu cho rằng đây là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, cho nên cũng phải căn cứ vào những nguyên tắc đã được xác định trong bộ luật dân sự, cho nên việc đưa ra 4 căn cứ trong dự thảo luật là hợp lý. tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng đây là những căn cứ để xác định trách nhiệm của nhà nước, cho nên chỉ cần có 2 căn cứ, như có hành vi trái pháp luật và có thiệt hại thực tế đã xảy ra là đủ để làm cơ sở bồi thường thiệt hại. nhiều đại biểu kiến nghị phải phân tích rõ lỗi của nhà nước hay lỗi của cá nhân cán bộ, công chức. trong trường hợp có nhiều cơ quan, nhiều người liên đới gây ra thiệt hại thì xác định trách nhiệm như thế nào ? đây là những vấn đề rất cụ thể mà ban soạn thảo luật xin tiếp thu để chỉnh lý…
các đại biểu hồ thu hằng (vĩnh long), lê văn cuông (thanh hóa)…đã đề nghị tên gọi của dự án luật là luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước sẽ phù hợp với các điều trong dự án luật quy định trách nhiệm bồi thường của nhà nước đối với tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chínhh nhà nước, thi hành án về tố tụng hình sự, thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại, kinh phí bồi thường và trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ có lỗi đã gây ra thiệt hại. đại biểu lê văn cuông cho rằng: phạm vi điều chỉnh của dự luật không bao gồm việc bồi thường trong các vụ án dân sự hành chính, lao động và trong cả vấn đề lập pháp, lập quy với lý do điều kiện kinh tế và trình độ cán bộ của chúng ta hiện nay chưa cho phép là chưa thuyết phục, vì những hành vi xảy ra trong hoạt động lập pháp, lập quy, trong hoạt động xét xử những vụ án phi hình sự cũng đều là do con người gây ra, đều là người của pháp nhân nên không thể thoát khỏi trách nhiệm luật định. hơn nữa quy định như vậy sẽ không đề cao được trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với thiệt hại do chính mình gây ra, đồng thời sẽ ảnh hưởng đến tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh. theo tờ trình của chính phủ dự thảo luật chưa nên quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với thiệt hại do người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ công vụ theo quy định của pháp luật với lý do hiện nay trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đa số cán bộ, công chức nhất là ở cấp huyện và cấp xã còn hạn chế, điều kiện để thực thi công vụ còn nhiều bất cập, ý thức trách nhiệm kỷ luật công vụ còn thấp nên trên thực tế việc chậm trễ quan liêu, thờ ơ trong các hoạt động công vụ là khá phổ biến. vì vậy, phải quy định rõ, cụ thể về trách nhiệm của công chức, của tổ chức, cơ quan gây ra sai phạm, làm thiệt hại cho tổ chức, cá nhân…như vậy mới không dung túng mãi bộ máy kém cỏi gây thiệt hại làm giảm lòng tin của nhân dân đối với nhà nước mà không hề chịu trách nhiệm, không hề bị xử lý- ông cuông nhấn mạnh.
cần xác định rõ cơ quan có trách nhiệm bồi thường – đại biểu lê thị nga (thái nguyên) cho rằng: đây là vấn đề rất quan trọng nếu không xác định rõ thì sẽ bế tắc khi thi hành luật, mặc dù nghị quyết 388 đã xác định rất cụ thể trường hợp nào thuộc trách nhiệm bồi thường của cơ quan điều tra, trường hợp nào của viện kiểm sát, của tòa sơ thẩm, tòa phúc thẩm, tòa cấp tỉnh, tòa án nhân dân tối cao .v.v… và quy định rất cụ thể, nhưng dự thảo luật đã không luật hóa được những nội dung này dẫn đến rất khó cho công dân, khi yêu cầu bồi thường và chúng tôi nhận định đây là một bước thụt lùi của dự thảo với nghị quyết 388. mặt dù điều 50 có quy định trách nhiệm của viện kiểm sát trong việc tranh chấp về thẩm quyền và nguyên tắc xử lý, nhưng nếu luật không đưa ra quy định cụ thể về trách nhiệm của từng cơ quan viện kiểm sát căn cứ vào đâu để phân định. mặt khác, việc đưa ra nguyên tắc là cơ quan làm oan sau cùng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho toàn bộ hoạt động tố tụng có vi phạm của giai đoạn trước đó theo chúng tôi là không hợp lý, mà phải quy định theo hướng cộng đồng trách nhiệm giữa cơ quan điều tra là cơ quan ra quyết định tố tụng và viện kiểm sát là cơ quan phê chuẩn quyết định đó thì mới phù hợp. về trình tự thủ tục giải quyết bồi thường của nhà nước, nhiều đại biểu cho rằng trong dự thảo còn tản mạn ở rất nhiều điều khác nhau và ở những chỗ khác nhau, cần phải chỉnh sửa để thuận tiện nhất trong việc viện dẫn để xử lý. nên thiết kế một chương riêng để quy định rất cụ thể về trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường và cơ quan gải quyết việc bồi thường và quy định cụ thể về các giấy tờ, các hồ sơ cần phải có, thời hạn xem xét giải quyết và thủ tục xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ trong từng lĩnh vực, kể cả hành chính, thi hành án và tố tụng…
một số đại biểu cũng phân tích về trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ có trường hợp bồi hoàn một phần, nhưng cũng có trường hợp phải hồi thường hoàn bộ, nhưng phải cân nhắc trong những trường hợp bồi thường toàn bộ với quy mô, phạm vi, số lượng bồi thường rất lớn sẽ không khả thi, không phù hợp tình hình hiện nay. cách tính bồi thường như thế nào đối với thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần, khôi phục danh dự, uy tín,… vấn đề này cũng phải bổ sung một cách đầy đủ hoàn thiện hơn vào trong dự án luật. /.
|