là tỉnh đầu nguồn, hàng năm phải gánh chịu dòng lũ từ vùng trũng campuchia chảy qua 7 tuyến nhưng nước nhiễm nặng phèn nên không mang lại phù sa. vì vậy từ năm 1997, tỉnh an giang đã được trung ương hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống công trình “thoát lũ ra biển tây” với kênh t4, t5, t6, tuần thống, cửa lung lớn để chuyển tải nước lũ từ kênh vĩnh tế vào khu bắc hà tiên (tỉnh kiên giang) qua các kênh để tiêu thoát nước lũ ra biển. năm 1999, tỉnh xây bổ sung 2 đập tràn tha ltu và trà sư được đóng mở vào đầu tháng 9 hàng năm nhằm để chủ động điều tiết lượng nước vừa phải đổ vào vùng trũng tứ giác long xuyên. năm 2000, tỉnh tiếp tục xây cầu cạn xuân tô để thoát lũ cao gấp 8 lần cầu công binh hiện có. bên cạnh đó, tỉnh còn được chính phủ ốt-xtrây-li-a tài trợ không hoàn lại dự án kiểm soát lũ kép “bắc vàm nao” gồm xây dựng cống, đê bao kết hợp giao thông nông thôn để chủ động điều tiết lũ trên sông hậu nằm trong khu vực hai huyện tân châu và phú tân. để đối phó với lũ, đảm bảo cuộc sống và sản xuất, nhân dân trong tỉnh đã tự nguyện đóng góp mỗi năm trên 20 tỷ đồng xây dựng hệ thống kênh cấp i, ii, iii .
các công trình chống lũ trên đã phát huy tác dụng, làm chậm lũ đầu nguồn khoảng 30 ngày; rút ngắn thời gian duy trì mực nước lũ cao khoảng 45 ngày; giảm độ sâu trên đồng ruộng khu vực tứ giác long xuyên từ 0,3 m – 0,5 m; tăng phù sa từ sông hậu về vùng tứ giác long xuyên. bên cạnh đó, các công trình này còn giải quyết được yêu cầu tích ngọt, ngăn mặn, tháo chua rửa phèn, giúp nông dân chuyển 100% diện tích từ 1 vụ lên 2 vụ, đặc biệt trong đó gần 40% diện tích sản xuất 3 vụ/năm và đảm bảo cho nông dân hai tỉnh an giang và kiên giang thu hoạch trọn vẹn diện tích hè thu. từ hiệu quả của các công trình này, năm 2002, tỉnh an giang đã xây dựng đề án “ phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân mùa nước nổi”. từ đó đến nay, đề án đã giải quyết cho hơn 400.000 lao động mỗi năm, triển khai 34 mô hình sản xuất khai thác lợi thế mùa nước nổi./.
|