Đội tàu Sriacha do Việt Nam thuê gồm 4 chiếc, trong đó tàu lớn nhất công suất là 3.500 mã lực (Hp), chiếc thứ hai 3.400 Hp và 2 chiếc còn lại là 3.200 Hp.
Công ty Hoa tiêu Khu vực 1 đánh giá, như phương án mà Obayashi thiết kế thì để lai dắt mỗi đốt hầm Thủ Thiêm nặng 27.000 tấn, công suất tối thiểu của mỗi tàu phải là 4.000 Hp. Tuy nhiên, ông Vương Hoàng Thanh, phó giám đốc Ban quản lý dự án Đại lộ Đông Tây khẳng định: “Nhà thầu đã ký cam kết chịu trách nhiệm về vấn đề này”.
Đoạn đường sông lai dắt hầm Thủ Thiêm, những khu vực khoanh tròn là vị trí nguy hiểm cần lưu ý. Ảnh: Ban quản lý dự án Đại lộ Đông Tây. |
Ông Thanh cho biết thêm, đội tàu đã có kinh nghiệm lai dắt thành công nhiều công trình trên sông ở các nước. trong đó, nhiều công trình trên những đoạn sông có độ cong tương tự như đoạn sông mà họ sẽ lai dắt hầm Thủ Thiêm. Ban quản lý dự án đã quan trắc toàn bộ đặc điểm dòng sông, chế độ thủy triều, từng luồng chảy… để phục vụ lai dắt thành công.
Để phòng ngừa rủi ro và chuẩn bị tốt nhất cho công tác lai dắt hầm Thủ Thiêm vào ngày 7/3, các bên liên quan sẽ thực hành diễn tập bằng việc kéo xà lan thay cho đốt hầm nặng 27.000 tấn trên đoạn sông dài 22 km vào ngày 6/3.
phát biểu trong buổi họp báo công bố kế hoạch lai dắt và dìm hầm Thủ Thiêm chiều nay, ông Thanh cho biết buổi diễn tập ngày mai cũng là dịp để kiểm tra lại tất cả công tác chốt chặn, chốt cảnh giới cũng như máy móc thiết bị khác.
Kịch bản lai dắt và dìm hầm Thủ Thiêm: – Khoảng 7h sáng đốt hầm thứ 1 sẽ được bắt đầu được kéo; khoảng 1-2h chiều cùng ngày sẽ về tới vị trí dìm. trong suốt quá trình lai dắt, sẽ có 2 tàu cảnh giới đi phía trước để xử lý vật trôi và tàu lạ, có khoảng 13-15 cano đi dọc sông, 20 đơn vị liên quan sẽ phối hợp cùng nhau để đảm bảo an toàn. “Sau khi tới vị trí dìm, đốt hầm sẽ được quay đầu vào đường dẫn phía Thủ Thiêm và bắt đầu các công tác kết nối với đường dẫn”, ông Lương Minh phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án Đại lộ Đông Tây phân tích. – Đến 9h sáng hôm sau (ngày 8/3), việc dìm đốt hầm thứ nhất sẽ bắt đầu. Sau ngày 9/3 sẽ hoàn thiện ban đầu các công tác cơ bản khác. Ngày 10/3 nối thông đốt thứ nhất với đường dẫn phía Thủ Thiêm. Đốt thứ hai được kéo và dìm ngày 5-6/4, đốt 3 là 4-5/5, đốt cuối cùng ngày 4-5/6. Hầm Thủ Thiêm là công trình ngầm vượt sông đầu tiên ở Việt Nam thuộc dự án Đại lộ Đông Tây. Đường ngầm này bắt đầu chui xuống đất bởi 2 đoạn dẫn ở hai bờ quận 1 và quận 2, với độ nghiêng nhất định, hầm nằm dưới đáy sông cách mặt nước 26 m. Mặt cắt ngang của hầm rộng 33,3 m bao gồm hai hướng lưu thông với 3 làn xe mỗi bên. Vận tốc thiết kế của hầm là 60 km một giờ. trong hầm có 2 đường thoát hiểm hai bên, mỗi bên rộng 2 m. |
Kiên Cường