Như chúng tôi đã đề cập ở các số báo trước, hiện nay công tác giãn dân phố cổ vẫn là đề án do Q.Hoàn Kiếm chủ trì triển khai. Đề án đang được trình thẩm định trước khi trình UBND Tp Hà Nội phê duyệt. Chính vì đề án chưa phê duyệt nên người dân phố cổ – những người chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc giãn dân chưa chính thức được thông báo về chủ trương này. Có chăng họ biết được ít nhiều thông tin khi chính quyền phường thông báo cho các hộ dân về việc khảo sát hiện trạng phố cổ phục vụ đề án giãn dân hoặc qua báo giới. Những hộ dân quan tâm nhất đến thông tin này hẳn là các hộ dân đang sống trong khuôn viên các công trình công cộng, di tích lịch sử – văn hóa, trường học, cơ quan công sở, các hộ dân sinh sống trong nhà cũ nát, nguy hiểm có nguy cơ sụp đổ. Theo đề án, các hộ này là đối tượng thuộc diện bắt buộc phải di dời.
Tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này, chúng tôi đến di tích lịch sử nghệ thuật Quán chùa Huyền Thiên, bên hông chợ Đồng Xuân. Còn nhớ, nhiều năm trước, cổng chùa và khuôn viên chùa bị các hộ dân lấn chiếm thành nơi ở và nơi bán hàng đông đúc, ồn ào. Tệ hơn, bản thân khuôn viên chùa được tận dụng làm… bãi gửi xe phục vụ chợ. Giờ đây, việc tận dụng làm bãi xe tuy không còn nhưng các không gian bị lấn chiếm thì vẫn thế. Cổng chính im ỉm đóng. Theo hướng dẫn của người dân xung quanh, để vào chùa, chúng tôi phải lách vào ngõ nhỏ, bên hông chùa và bấm chuông gọi cửa. Khi chúng tôi hỏi già giúp chăm coi chùa về tình trạng bị lấn chiếm, già chỉ biết mơ hồ rằng các hộ dân đã lấn chiếm từ vài chục năm và hiện nhà nước đang thương lượng với các hộ dân lấn chiếm để giải tỏa, trả lại mặt bằng nguyên gốc cho di tích. Cũng như vãi già của Quán chùa Huyền Thiên, chị Lân chủ cửa hàng “ốc nóng” ở 18 Hàng Bè chỉ mơ hồ về câu chuyện giãn dân. Cửa hàng rộng chừng hơn 20m2 nằm sâu trong số nhà 18 của chị đồng thời là nơi ở, sinh hoạt của 3 thế hệ, gồm mẹ chồng (93 tuổi), 2 vợ chồng chị và cậu con trai đã học hết cấp 3 từ mấy năm trước. Đồ đạc trong căn hộ của gia đình chị giản tiện tối đa. Một chiếc giường một kê sát tường là nơi ngả lưng của bà cụ. phía trên giường của cụ bà, anh chị dựng một gian xép nhỏ, thấp vì trần nhà chị là sàn của nhà ở tầng 2. Mặc dù xép cơi nới tràn ra phần lưu không lối đi chung tầng 1 của số nhà 18 nhưng cũng chẳng nhỉnh hơn manh chiếu đôi là mấy. Đấy là không gian riêng của anh chị và cậu con trai. phần lớn không gian còn lại trong căn hộ kê bàn ghế bán hàng. Thành ra, mỗi khi ăn hàng chị Lân, khách vẫn thấy có cụ già khi nằm khi ngồi ngay trong phòng, nhìn ngắm khách xa xăm. May mắn là bên cạnh căn hộ còn có một khoảng sân trời chừng 6m2, gia đình chị tận dụng làm bếp, khu nhà tắm và chỗ rửa ráy, giặt rũ, phơi phóng. Chúng tôi e dè bắt chuyện: Ở chật chội thế này mà cũng ở được sao? Lại còn bán hàng nữa? Chị Lân bả Chẳng khác được! Cả nhà 4 người đều trông vào nguồn thu từ gánh ốc. Chia sẻ về quan điểm đối với việc giãn dân, chị Lân tự hà Người phố cổ là người Hà Nội gốc, sao phải di chuyển đến đâu. Hơn nữa ở phố cổ chật chội quen rồi, chẳng muốn chuyển đi đâu ra khỏi trung tâm thành phố, ra khỏi phố cổ. Hơn nữa, chuyển đi biết kiếm ăn bằng gì? Xem ra phố cổ bản thân nó chứa đầy mâu thuẫn. trong khi không ít người dân mỏi mòn với những không gian thiếu sáng, ẩm mốc, ọp ẹp muốn trở thành đối tượng giãn dân (tất nhiên là với cơ chế đền bù thỏa đáng) để hướng đến một cuộc sống tiện nghi hơn, an toàn hơn thì không ít người khác với tình yêu, niềm tự hào tuyệt đối với phố cổ chẳng hề muốn thay đổi. Họ chấp nhận cuộc sống hiện tại bởi một lẽ đơn giản: Họ là người Hà Nội, người phố cổ. Chuyện giãn dân dường như quá xa xôi, chẳng có ý nghĩa gì và chẳng liên quan đến họ. |
Quản lý, bảo tồn phố cổ Hà Nội: Cách nghĩ cũng cổ
1
previous post