Trang chủ » Nhà mồ thời bê tông hóa

Nhà mồ thời bê tông hóa

trong các chuyến du lịch đến các tỉnh Miền trung và Tây Nguyên, du khách luôn thích thú khi bước chân vào thế giới của nhà mồ Tây Nguyên và tượng nhà mồ.

Có thể nói tập tục tạc tựong nhà mồ, lễ bỏ mả của dân tộc Tây Nguyên đã có từ rất lâu, và đây là một tập tục văn hóa độc đáo. Theo các nhà nghiên cứu thì  sau khi người thân đã chết, người Tây Nguyên mới đem chôn với mộ sơ sài, phủ lên bằng một chiếc chòi lá đơn giãn. Cho đến vài năm sau, khi có điều kiện kinh tế thì họ làm lễ bỏ mả (bỏ ngôi mộ không chăm sóc nửa). Lúc đó nhà mồ được xây dựng tùy điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, nhưng vật liệu chủ yếu là cây rừng được chặt quanh đó. Cũng vào thời điểm lễ bỏ mả, các nghệ nhân sẽ tạc những bức tượng nhà mồ bằng chính cây rừng đốn đựoc để  bao quanh nhà mồ. Lễ bỏ mả luôn có ăn uống, sau đó thì không ai lui tới ngôi mộ nửa, cứ để thời gian tàn phá và lau lách cỏ dại cứ thế mọc chen, ngôi mộ lần lần bị che  lấp.


Một ngôi nhà mồ được xây đẹp

 trong quá trình đến các vùng đất Tây Nguyên khỏang 20 năm trước, ghé các buôn làng ở Đắc Lắc, chúng tôi thấy còn rất nhiều nhà mồ. Điểm du khách hay ghé thăm chính là khu nhà mồ thuộc Buôn Đôn, khu nhà mồ gần  mộ vua voi Khun Nha Nốp. Nhưng đó là hai mươi năm trước.

 Ảnh huởng ít nhiều đến cuộc sống hiện đại, hòa nhập với cuộc sống mới, trong đó có tâm linh về con người. Nhất là theo thời gian, một bộ phận không nhỏ  ngừoi Tây Nguyên bắt đầu có điều kiện học hành, có trình độ văn hóa cao, làm việc ở  các cơ quan Nhà nước cũng như các đơn vị kinh tế và kinh doanh, giáo dục… Cái nhìn về cuộc sống và cái chết của họ cũng khác đi, vì thế trong vòng 10 năm nay, hiện tượng xây dựng các nhà mồ theo lối nghĩa trang của người Kinh đã bắt đầu xuất hiện, bên cạnh đó các khu nhà mồ bắt đầu lui dần vào quá khứ, và chắc hẳn trong tương lai xa, những tập tục  tạc tượng nhà  mồ, Lễ bỏ mả sẽ còn trong  ký ức và trong các  phim tư liệu hay sách nghiên cứu.


Một ngôi nhà sàn cho người chết được đặt trước nhà mồ

  Tôi đã từng gặp một khu nhà mồ ở buôn Bơ Riên huyện Krông pắc, Đắc Lắc. Khác với nhiều buôn làng khác ở Đắc Lắc, nơi đây là buôn có nhiều người học đại học và giữ nhiều chức vụ trong chính quyền địa phương .Cuộc sống của họ tương đối khá giả, dẫu rằng những phong tục lưu giữ nghìn đời vẫn chưa hề phai nhạt và nơi họ sinh sống cũng chẳng cách xa những cánh rừng. Và chính vì thế,  khu nghĩa trang tại đây dẫu vẫn còn tập tục dựng nhà mồ, lễ bỏ mả nhưng đã xuất hiện đến 80% các ngôi mộ thời hiện đại, xây bê tông và được rào chắn với kiến trúc xinh đẹp.

  Buôn Bơ Riên chỉ là một trong số các buôn làng dân tộc Tây Nguyên dã bắt đàu thay đổi tư duy sống về cách xây dựng nhà mồ. Nhưng rõ nét nhất chính là Nghĩa trang thành phố Buôn Ma Thuột. Nghĩa trang nằm trên đường đi Dà Lạt, cách thành phố chừng 7 cây số, nơi hiện rõ đậm nét cách xây dựng nhà mồ thời bê tông hóa.

 Bạn  cũng có thể gặp rất nhiều nghĩa trang dọc đường đi Nam Bắc. Thí dụ như khi đi ngang khu vực Thanh Hóa, Hà Tĩnh gặp những ngôi mộ gần như giống nhau với kiến trúc phong thủy kiểu lăng mộ, luôn có một mái ngói nhỏ sơn đỏ. Bạn cũng gặp ở Huế  những lăng mộ đựoc xây dựng tiêu tốn hàng tẳm triệu đồng như dinh thự dành cho người đã khuất. Tới nghĩa trang Buôn Ma Thuột, sẽ gặp  một cách kiến trúc mộ khác, và cũng không thua kém bất cứ nơi nào như thí dụ trên. Bỏ qua những cái tên rất đặc thù của người Ba na, Ê Đê,M’nông.. ta thấy kiến trúc những ngôi mộ ở đây có điểm giống nhau là luôn có một bức tường bằng gạch hoa chắn ngay mặt tiền, tất cả đều hướng về hướng mặt trời mọc.


Gia tài chia cho người chết

 Nếu những ngôi mộ nhỏ đơn sơ chỉ có những chiếc ché rựou cần dựng trên mộ hay ở một góc mộ, những chiếc ché rượu ấy đều đục lỗ bên dưới theo tập tục. Thì không khỏi kinh ngạc với những nhà  mồ nguy nga tráng lệ tại đây. Những ngôi nhà mồ có rào chắn, có tường  gạch, lót gạch rất đẹp. Có nhà mồ có mái ngói hoặc tole che nắng, thả dây leo và trồng hoa. Đặc  biệt là tập tục chôn nhiều người trong gia đình cùng một khu nhà mồ đã quy họach sẳn rất phổ biến.


Những chiếc ché rượu theo mồ

 Nhưng dẫu có hiện đại hóa nhà mồ, có trang trí sang trọng thì tâm linh người dân tộc Tây Nguyên vẫn giữ ít nhiều phong tục có cả từ ngàn xưa. Đó là  mỗi nhà mồ đều giữ lại các ché rượu như là tài sản của người đã chết, tùy theo  địa vị người chết mà có một hay nhiều ché rượu lớn nhỏ khác nhau. Có nhà mồ dựng lên trước mộ một ngôi nhà sàn nhỏ  cách trang trí hoa văn của mổi nhà sàn như thế có khác nhau, bằng gồ trên trụ, treo ngũ cốc như bắp, lúa… vài nhà mồ còn có thêm vật dụng của người chết được chia như giày dép,chai lọ, chén bát, chổi …nhưng tuyệt nhiên chúng tôi không bắt gặp một khu nhà mồ nào có tượng nhà mồ.


Nhà mồ bây giờ

 Nhà mồ người Tây Nguyên có thể theo thời gian sẽ trở thành  câu chuyện kể của  quá khứ.

Banner

Có thể bạn cũng thích

Về KIẾN TRÚC.VN

Kientruc.vn là trang thông tin dành riêng cho những ai đam mê kiến trúc và xây dựng, nơi hội tụ của những ý tưởng sáng tạo, giải pháp đột phá, và niềm đam mê cháy bỏng với nghề. Hơn cả một nền tảng trực tuyến, chúng tôi mong muốn trở thành người bạn đồng hành, kết nối kiến trúc sư, kỹ sư, chủ đầu tư, giữ lửa đam mê và chung tay tạo nên những công trình đẹp làm rạng danh Việt Nam.

©2006-2025. All Right Reserved. Designed and Developed by kientruc.vn.