trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 26 nhà máy thủy điện đang được xây dựng dọc các sông, suối thuộc hệ thống sông Hồng và sông Chảy, với tổng công suất lắp máy 576 MW. Tỉnh Lào Cai và các chủ đầu tư đang đẩy nhanh tiến độ thi công để đến cuối năm nay đưa 15 nhà máy vào hoạt động tổng công suất 192 MW.
Gặp chúng tôi tại công trường, khi đi kiểm tra tiến độ thi công Nhà máy thủy điện Bắc Hà, công suất 90 MW, Giám đốc Sở Công thương Lê Ngọc Hưng cho biết: “Các hạng mục quan trọng của nhà máy như đập dâng bê-tông chặn dòng chính, lắp đặt các tổ máy phát điện, đường dây truyền tải điện… đều đã đạt 70- 90% khối lượng, bảo đảm tháng 9 có thể chạy tổ máy số một, phát điện lên lưới”. Thủy điện Bắc Hà là nhà máy có công suất lớn nhất ở Lào Cai, là nhà máy thứ hai trên bậc thang sông Chảy, sau Nhà máy thủy điện Thác Bà (Yên Bái). Nhà máy thủy điện Bắc Hà do Tổng Công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng (LICOGI) đầu tư, khởi công từ tháng 2-2005. trên công trường thi công đập dâng bê-tông dài 438 m, cao trình 184 m, những người thợ LICOGI đang miệt mài đổ bê-tông lạnh theo công nghệ đầm lăn (RCC), lần đầu áp dụng ở Lào Cai, đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt, luôn phải duy trì ở nhiệt độ 22o C. Ðể bảo đảm tiến độ và chất lượng kỹ thuật, trong điều kiện mặt bằng thi công chật hẹp, độ dốc lớn, đơn vị thi công phải lắp đặt bảy cần cẩu tháp và cần cẩu trục xích để vận chuyển và đổ bê-tông đập chính, làm việc ba ca liên tục. phó Giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Bắc Hà Tạ Văn Tuấn cho biết: Ðến nay, công trường đã đổ 220.000 m3 bê-tông đầm lăn, lắp đặt 1.380 tấn thiết bị cơ khí thủy công và 540 tấn thiết bị cơ điện. Khắc phục khó khăn về nguồn điện, đơn vị vừa mua một máy phát điện cỡ lớn, trị giá hơn ba tỷ đồng, để vận hành trạm trộn bê-tông lạnh công suất 230 m3/giờ, quyết tâm hoàn thành đập dâng đạt cao trình vượt lũ trước lũ tiểu mãn năm nay. Tiếp đó là tích nước hồ chứa và lắp đặt tua-bin số 1, số 2, để đến tháng 8 phát điện lên lưới. trên các bậc thang của con suối Bo (lớn nhất huyện Sa pa), khởi nguồn từ dãy Hoàng Liên đổ ra thượng nguồn sông Hồng, đang có bốn nhà máy thủy điện được xây dựng, đó là: Séo Chong Hô, Nậm Toóng, Sử pán 2 và Tả Thàng, với tổng công suất lắp máy khoảng 151 MW. Nhà máy thủy điện Sử pán 2, công suất 34,5 MW, đặt tại xã Bản Hồ người Tày, do Công ty cổ phần thủy điện Sông Ðà – Hoàng Liên làm chủ đầu tư, với tổng vốn xây dựng khoảng 866 tỷ đồng. Ðây là công trình bảo đảm tiến độ tốt nhất trong số hàng chục nhà máy thủy điện đang được xây dựng ở Lào Cai. phó Giám đốc trịnh Khắc Nguyên cho biết: Chúng tôi xác định trách nhiệm và cam kết hoàn thành nhà máy trong thời gian sớm nhất, theo đúng tiến độ đã đăng ký. Khởi công tháng 2-2007, đến nay nhà máy đã hoàn thành được 90% khối lượng, bao gồm: Cụm công trình đầu mối, đường hầm, tháp điều áp, tuyến ống áp lực… Ðơn vị vừa vận chuyển thành công hai máy biến áp lớn từ cảng Hải phòng về công trường dưới chân núi Hoàng Liên – Sa pa bảo đảm an toàn. Ðồng thời, đã chuẩn bị đầy đủ vật tư, vật liệu tập kết tại các kho chứa chân công trường, bảo đảm thi công liên tục trong mùa mưa lũ sắp tới. Hiện tại, đơn vị dồn sức đổ những khối bê-tông cuối cùng của đập dâng, lắp đặt những mét ống áp lực cuối cùng và lắp đặt tua-bin, trạm phân phối điện để chạy máy phát điện lên lưới vào quý IV. Tại xã Bản Xèo, huyện Bát Xát, trên độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển, hơn 200 công nhân của Công ty VIMECO, VINACONEX 7, LILAMA 3…, tập trung thi công đập chính và đường hầm dẫn dòng của Nhà máy thủy điện Ngòi phát, công suất 72 MW. Giám đốc Công ty cổ phần Ðầu tư phát triển điện miền bắc 2 (NEDI – 2) trương Chí Thành cho biết: Ðây là công trình thủy điện độc đáo, bởi dung tích hồ chứa nhỏ nhất nhưng đường hầm dẫn dòng dài nhất, tới gần 10 km, hình móng ngựa, rộng 4,2 m, xuyên qua lòng núi đá xanh rất cứng (độ cứng tới cấp 16). Do độ chênh cao, có đoạn đường hầm phải đào thẳng đứng, rất khó về kỹ thuật và thi công. Ðể bảo đảm tiến độ và tiêu chuẩn kỹ thuật, các đơn vị thi công đã đầu tư những máy móc, thiết bị hiện đại và đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề thi công liên tục ba ca, đồng bộ các hạng mục. Nhờ lựa chọn đúng tư vấn thiết kế kỹ thuật, thay đổi phương án thi công, chủ đầu tư đã rút ngắn thời gian hoàn thành nhà máy gần một năm và tiết kiệm khoảng 100 tỷ đồng, bảo đảm dự toán chi phí khoảng 20 tỷ đồng/1MW. Ðây là nhà máy thủy điện đầu tiên ở Lào Cai đăng ký tiêu chuẩn theo cơ chế phát triển sạch (CDM), thường xuyên được các chuyên gia của LHQ kiểm tra, giám sát. Với việc triển khai theo CDM, dự án sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường và bảo tồn các nguồn tài nguyên năng lượng của quốc gia, trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu gia tăng năng lượng. Hiện dự án đã được cơ quan có thẩm quyền về CDM của Chính phủ Việt Nam cấp thư phê chuẩn; hợp đồng mua giảm phát thải của dự án cũng đã được ký kết và theo dự kiến, EB (Executive Board – Ban điều hành của LHQ) sẽ cấp chứng chỉ giảm phát cho dự án trong quý II. Với chứng chỉ này và Hợp đồng ERpA đã ký kết, khi dự án đi vào vận hành, hằng năm sẽ mang lại cho chủ đầu tư thêm khoảng 1,8 triệu EUR thu nhập từ việc bán chứng chỉ giảm phát thải. Theo dự án “Quy hoạch, khai thác thủy điện vừa và nhỏ ở Lào Cai” do Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam thực hiện, trên các suối, ngòi của hai hệ thống sông Hồng và sông Chảy, Lào Cai có gần 90 điểm có thể xây dựng nhà máy thủy điện. Tính đến tháng 12 năm ngoái, UBND tỉnh đã cấp phép cho 46 doanh nghiệp đầu tư xây dựng 84 công trình thủy điện, tổng công suất lắp máy là 962 MW, với tổng vốn đầu tư khoảng 20 nghìn tỷ đồng. Ðến nay, đã có 12 dự án hoàn thành phát điện hòa mạng quốc gia, với tổng công suất 57 MW. Hiện tại, có 26 nhà máy đang được xây dựng ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh với tổng công suất lắp máy khoảng 576 MW. phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh, cho biết: Tỉnh ưu tiên mời gọi các doanh nghiệp đầu tư khai thác tiềm năng thủy điện, nhưng quản lý chặt chẽ về tiến độ, bảo vệ môi trường và bảo đảm đời sống cho người dân bị thu hồi đất. Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã rà soát, thu hồi để chuyển chủ đầu tư và thu hồi giấy phép đối với hàng chục công trình chậm tiến độ, hoặc “xí phần đặt chỗ”. Ðầu tháng 3 vừa qua, tỉnh tổ chức đối thoại với hơn 50 nhà đầu tư đã và đang xây dựng nhà máy thủy điện tại địa phương để tháo gỡ khó khăn, cam kết đẩy nhanh tiến độ. Theo đó, tỉnh ưu tiên cơ chế, chính sách GpMB, làm đầu mối thúc đẩy việc xây dựng đường truyền tải công suất lớn đấu nối với mạng điện quốc gia để tiêu thụ điện cho các nhà máy. Chủ đầu tư là các doanh nghiệp tập trung nguồn lực, bảo đảm thi công đúng tiến độ, chất lượng; cam kết hoàn thành 15 nhà máy, với tổng công suất 192 MW, trong năm nay. Tuy nhiên, tại Sa pa, hiện nay Bộ Công thương và UBND tỉnh Lào Cai đã cấp phép xây dựng 17 nhà máy thủy điện dọc theo các bậc thang của suối Bo và một số suối nằm trong vùng đệm của Vườn quốc gia Hoàng Liên. Hiện đã có một số nhà máy thi công, do không tuân thủ nghiêm túc đánh giá tác động môi trường nên đã làm ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động du lịch tại đây. UBND tỉnh Lào Cai đã giao Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch trực tiếp khảo sát, đánh giá tình hình, yêu cầu chủ đầu tư khắc phục ngay những vi phạm về thảm thực vật, nguồn nước. trên cơ sở xem xét kỹ lưỡng, cần thiết sẽ dừng một số dự án chưa khởi công, để bảo vệ không gian du lịch và môi trường tại Sa pa. |