Trang chủ » Đề án di dời 1.800 hộ dân phố cổ Hà Nội. Bình cũ, rượu có mới?

Đề án di dời 1.800 hộ dân phố cổ Hà Nội. Bình cũ, rượu có mới?

bởi Kien Truc - Kientruc.vn

Tuần đầu tháng 5, phó Chủ tịch UBND Tp Hà Nội Nguyễn Văn Khôi đã họp cùng UBND Q.Hoàn Kiếm, Q.Long Biên cùng các ngành chức năng rà soát đề án di dời 1.800 hộ dân phố cổ Hà Nội sang KĐT Việt Hưng. Kết thúc cuộc họp, ông Khôi yêu cầu tạm hoãn để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện đề án. Chuyện này đã một lần diễn ra đúng như vậy vào năm 1998. Sau 12 năm, liệu kịch bản có lặp lại?


Sẽ giãn dân sang KĐTM Việt Hưng

Chuyện khó nói, việc khó làm

Nhắc đến việc di dời dân phố cổ, tất cả những người liên quan đều có chung một nhận định như thế. Không phải vì lý do thiếu tiền cũng chẳng phải không có địa điểm di dời hoặc chuẩn bị không bài bản. Tất cả đều rất rõ ràng, toàn những con người nhiệt huyết có thừa, quyết tâm của các cấp lãnh đạo rất lớn. Vậy tại sao 12 năm không làm nổi? Tại sao không khống chế được sức tăng dân số để đến độ 80 vạn dân nay tăng vọt lên 1,2 triệu dân? Nhà cửa thì xuống cấp nhếch nhác thậm tệ và phố cổ dần thành “phố khổ”, “phố siêu khổ”?

Lần triển khai đề án 1998, sau hơn 3 năm, dậm chân tại chỗ, UBND Tp Hà Nội ra một Thông báo số

Tiếp tục hoãn để hoàn chỉnh đề án

Dự kiến 4.000 tỷ đồng lên trên 6.000 tỷ đồng

1.681/1.800 hộ đồng thuận nhưng vẫn lo sinh kế?

100/TB-Vp ngày 28/8/2001 nêu rõ “Giãn dân phố cổ là một vấn đề mang tính xã hội cao và rất phức tạp, đòi hỏi phải nghiên cứu toàn diện, chuẩn bị kỹ, chu đáo và phải có bước đi thích hợp, khả thi, hiệu quả”. Bản thông báo được gửi tới toàn dân thay cho một dấu chấm lửng, tạm kết thúc một đề án… chết yểu mà văn chương hay gọi là “thiếu khả thi”.

Bởi lẽ đó, lần này ra đề án, càng khiến nhiều người lo ngại hơn và dư luận cho rằng “bình cũ ấy, có rượu mới” không, hay sẽ lại có một thông báo tương tự thay… lời xin lỗi.

Ai bảo ở phố cổ là khổ?

Tôi gắn bó cả tuổi thơ của mình ở 39 phố HB để nhớ như in sự tê buốt đến thế nào khi gió đông tới, và nóng chảy mỡ ra sao lúc nắng hạ về. Dân phố cổ ngày xưa, khi nắng nóng có cái thú kéo nhau ra vỉa hè nằm hóng gió. Ra chậm hết chỗ, lại nách cắp chiếu lững thững tới cầu Ngọc Sơn. Mùa hè thì thế, mùa đông thì đành úp thìa co quắp cho đỡ rét. Tội nhất là nhà ở trong cùng gần chỗ WC cả đêm nghe người ta hò nhau “xong chưa?”, “còn xơi” nghe như hát. Hồi ấy, mỗi số nhà chỉ 4 – 5 hộ, ngoảnh đi ngoảnh lại, đẻ nhánh, đẻ chùm mỗi số nhà đã vài chục hộ, có nơi ngót nghét cả trăm người. Khổ thế, mà bảo đi, chẳng mấy ai chịu đi. Nền “văn hoá mặt tiền” kéo dài gần thế kỷ đã khiến người ta quen dần với sự khổ mãi rồi cũng không thấy khổ nữa. Có nhà, con cái thành đạt, đi Tây đi Tàu về, bàn với bố mẹ bán nhà tìm nơi khác sống cho đỡ khổ. Các cụ trừng mắt: “Ai bảo ở phố cổ là khổ. Ở phố cổ tiện lắm chứ. Muốn ăn gì, chơi gì chẳng có. Anh chị đừng có ỷ đi học Tây học Tàu về mà coi thường cái nhà này. Anh chị thành đạt nhờ có mấy viên gạch vỉa hè mà tôi bám trụ buôn bán bao năm đấy”. Thế là các nhà “cách tân” im thin thít, chẳng dám ho he nữa.

Lần này chuẩn bị kỹ càng, bài bản lắm

Một chức sắc tên tuổi của Tp đã khoe với chúng tôi như vậy khi hỏi về Đề án di dời 1.800 hộ dân đợt I. Nghe nói thì đúng là bài bản thật. Cả một kế hoạch khảo sát trên 953 hộ dân lập ra được 1.800 hộ di dời đợt I (gồm các hộ ở quá chật, quá nguy hiểm, ở nhờ nơi di tích, trường học, công sở). Sau đó lại phát phiếu đến 1.800 hộ đó để có được 1.681 phiếu đồng thuận. Rồi Tp lại cấp cho 11,2ha để xây chung cư đủ 1.800 căn hộ từ 60 – 80m2. Bán đứt, trả góp, hay cho thuê đều ở giá ưu đãi. Không những thế lại được tự định giá, tự chuyển nhượng phần diện tích mình đang ở cho hộ ở lại, chưa hết Tp lại còn dành 35% diện tích cho việc kinh doanh…v.v…

Thực rõ như ban ngày là đề án lần này quá chu đáo. Bình cũ, nhưng rượu mới thật sự, và không chỉ mới, rượu còn ngon, rất ngon nữa.

Sao lại tạm hoãn?

Ấy vậy mà kết thúc buổi họp rà soát hôm 5/5 lại là lệnh tạm hoãn để tiếp tục hoàn chỉnh đề án vì… bất ổn (?). Bất ổn là dù cơ bản đồng thuận song người dân vẫn canh cánh nỗi lo sinh kế. Bám trụ phố cổ, ở khổ thật, cũng vẫn lo được đời sống cho gia đình. Sang Việt Hưng, ở sướng, rồi thì “uống nước lã thay cơm” sao? Bất ổn nữa là tại sao lại cứ phải KĐT Việt Hưng, nếu tôi không thích Việt Hưng, mà muốn chuyển nơi khác, có được không?

Quận thì sợ nơi ở mới không bảo đảm cho đời sống, dân lại quay về vỉa hè bám trụ. Sở Xây dựng thì cho biết hạ tầng kỹ thuật khu Việt Hưng chỉ đảm bảo cho 4.000 hộ, giờ đã thành 4.700, thêm 1.800 nữa thành 6.500 hộ là quá tải, không đáp ứng nổi.

Nghe ra chuyện này còn mông lung lắm nên tốt nhất là hoãn lại để… sang năm tính tiếp (!).

Chủ tịch UBND Tp Nguyễn Thế  Thảo: Để thay đổi nghề nghiệp như kinh doanh buôn bán của người dân trong phố cổ là khó, vì đó là nghề truyền thống của họ từ nhiều đời nay rồi nên Tp có hướng là nếu ai có nhu cầu chuyển đổi nghề thì Tp sẽ hỗ trợ đào tạo nghề.

 

KTS Ngô trung Hải – Viện trưởng Viện Kiến trúc Quy hoạch Đô thị – Nông thôn (Bộ Xây dựng): Chúng ta phải có một quy hoạch hợp lý về mặt dân cư. Hà Nội đang cần một cơ quan quản lý, điều tiết tổ chức chung về  nhà ở để đứng ra giải quyết các vấn đề liên quan tới nhu cầu ở của người dân. Nếu làm được như thế, tôi tin là đề án sẽ thành công.

Có thể bạn cũng thích

Về chúng tôi

Kientruc.vn là trang thông tin dành riêng cho những ai đam mê kiến trúc và xây dựng, nơi hội tụ của những ý tưởng sáng tạo, giải pháp đột phá, và niềm đam mê cháy bỏng với nghề. Hơn cả một nền tảng trực tuyến, chúng tôi mong muốn trở thành người bạn đồng hành, kết nối kiến trúc sư, kỹ sư, chủ đầu tư, giữ lửa đam mê và chung tay tạo nên những công trình đẹp làm rạng danh Việt Nam.

@2024 – All Right Reserved kientruc.vn.