Một con số tổng hợp từ các đô thị cho thấy, tổng lượng chất thải rắn (Ctr) phát sinh trong cả nước ước khoảng 76,5 nghìn tấn/ngày. trong số đó Ctr đô thị 35 nghìn tấn/ngày, Ctr công nghiệp 13 nghìn tấn/ngày, Ctr y tế 500 tấn/ngày… Tuy nhiên, theo đánh giá của Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng), vấn đề đáng lo ngại hiện nay chính là tình trạng phát sinh Ctr vùng ven đô nhất là các vùng đang đô thị hóa.
Dù ở một số tỉnh thành như: Hà Nội, Hải phòng, Vĩnh phúc, Bắc Ninh, Huế, Tp.HCM, Lạng Sơn, Ninh Thuận, Đăk Lăk… công tác thu gom, vận chuyển Ctr đã bước đầu được xã hội hóa và triển khai khá hiệu quả nhưng lượng Ctr tồn tại cũng rất đáng quan tâm. Có thể lấy ví dụ cụ thể, chỉ tính 2 quận, thị xã của Hà Nội là Q.Hà Đông đã có khoảng 150 tấn Ctr/ngày và thị xã Sơn Tây khoảng 110 tấn/ngày. Tuy nhiên, chỉ khoảng 70% số rác thải được xử lý tại Hà Đông và Sơn Tây, còn các huyện phần lớn… bỏ mặc. Cùng với tình trạng chưa thể xử lý triệt để rác thải ở Hà Đông và Sơn Tây, tại các huyện có làng nghề, lượng chất thải rất lớn, nhưng chỉ mới thu gom được trên 100 tấn/ngày, lượng Ctr cần thu gom vẫn chiếm khối lượng khá lớn. Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở nhiều vùng ven đô khác như Thanh trì, Xuân Mai (Hà Nội), Hóc Môn, Bình Chánh (Tp.HCM), Từ Sơn (Bắc Ninh)… Ngoài ra, hầu hết các làng ven đô trước đây, nay đã lên phường không có bãi rác nên phần lớn Ctr được tái sinh và tái sử dụng ngay trong từng gia đình còn lại được đổ khá bừa bãi khiến lượng Ctr ngoài môi trường tăng dần. Cũng không thể phủ nhận việc rất nhiều vùng ven đã hình thành những dịch vụ không kém trong các đô thị như thu gom rác thải, vận chuyển bằng ô tô, đổ đúng nơi quy định… nhưng rất nhiều địa phương áp dụng hố chôn lấp không đúng quy cách, hố nông nhanh đầy và lượng rác thải quá lớn khiến quá tải, tỷ lệ thu gom còn thấp, lượng Ctr tồn đọng nhiều. Bên cạnh đó, việc người dân vẫn còn tập quán xả rác bừa bãi, tùy tiện cùng với những bất hợp lý trong công tác thu gom đã khiến lượng rác thải tăng lên ngày một nhiều. Nói như ông Hoàng Văn Thược – trưởng khu Đồng Vai, thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội thì: Công tác vệ sinh môi trường ở đây đang là vấn đề rất bức xúc. Những bãi rác thải chủ yếu là do Cty Môi trường đô thị Xuân Mai đổ ra. Vừa qua, Cty có thuê đất của thị trấn nói là để xây dựng văn phòng. Nhưng sau khi san lấp mặt bằng xong thì cứ tập trung rác ở khắp nơi đổ về, tràn ra ngoài đường và lấn cả vào phần đất trồng hoa màu. “Chúng tôi mong chính quyền đô thị có những giải pháp quyết liệt để giải quyết tình trạng này vì hầu như nhà nào ở Xuân Mai cũng đã có người bị bệnh hô hấp, đường ruột… vì rác thải”, ông Thược nói. trao đổi với pV báo Xây dựng, pGS.TS Nguyễn Hồng Tiến – Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật cho biết, để giải quyết vấn đề Ctr ven đô, trước hết cần lập quy hoạch xây dựng hệ thống kỹ thuật, kể cả bãi chôn lấp. Tiếp đến, chính quyền các đô thị cần tập trung đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, thoát nước, đặc biệt là các khu vực thu gom, trung chuyển, xử lý Ctr. “Muốn việc quản lý, xử lý Ctr có hiệu quả, cần phải có giải pháp đồng bộ từ cơ chế chính sách, quy hoạch và tiếp cận nhiều nguồn lực xã hội. Và theo tôi, quan trọng hơn cả là việc giáo dục, tuyên truyền lối sống văn minh đô thị để người dân ven đô có thể tự giác giữ gìn vệ sinh đô thị, tự ý thức bảo vệ cảnh quan, môi trường sống xung quanh mình”, ông Tiến nói.
|
Ven đô và những thách thức mang tên CTR
49