Giáo viên dạy nghề: Trọng trách và thách thức

nhân dịp kỷ niệm ngày nhà giáo việt nam 20/11, báo xây dựng trân trọng giới thiệu bài viết của ts nguyễn chiến, với tư cách “người trong cuộc” sẽ có những đánh giá khái quát nhất về thực trạng đội ngũ giáo viên và những”lỗ hổng” cần giải quyết.

nguồn nhân lực cung ứng cho ngành xây dựng chủ yếu là mạng lưới các cơ sở đào tạo của ngành xây dựng và một phần của các cơ sở đào tạo khác trong và ngoài nước. chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực. yếu tố này cần được xem xét đánh giá đúng thực trạng và tìm ra giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên mới đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cao cho ngành.

theo số liệu thống kê, tỷ lệ thày – trò ngày càng giảm, bộc lộ sự thiếu hụt. năm 1990 tỷ lệ này là 1/5, năm 2000 là 1/30, thậm chí có trường là 1/50. trong một số năm gần đây do chế độ tuyển dụng tỷ lệ này tăng lên. năm 2005 là 1 thày trên 20 – 25 trò nhưng vẫn còn rất thấp so với định chuẩn là 2 – 2,5 lần, ở đây chưa kể đến một số cơ sở đào tạo mới mở của ngành xây dựng chưa có gv cơ hữu phải đi thuê thầy của các trường chuyên ngành. nhìn chung khoảng 40% thày cô có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết, yên tâm công tác, tự phát triển đã được đào tạo tiếp từ kỹ thuật viên, đại học lên thạc sỹ, tiến sĩ đáp ứng yêu cầu giảng dạy và quản lý. 60% còn lại chưa đáp ứng được bởi những hạn chế như: một số gv lớn tuổi  (từ 45 – 60 tuổi) tận tâm với nghề, có kinh nghiệm sư phạm nhưng chậm hoặc không cập nhật được với tiến bộ khoa học, yếu về tin học, ngoại ngữ. không có khả năng để tiếp tục đào tạo nâng cấp; một số giáo viên trẻ tốt nghiệp đại học về trường được đào tạo tiếp lên thạc sỹ, một số thành tiến sĩ cũng không tránh khỏi những nhược điểm như có chuyên môn thì không có nghiệp vụ sư phạm hoặc ngược lại. một số khi đạt được học vị phù hợp thì lại có biểu hiện thoả mãn, phóng túng trong nghề làm thầy, thiếu tu dưỡng vươn lên.  bên cạnh đó, lực lượng thầy giáo đã qua kinh nghiệm trong các trường rất hiếm.

tính kế thừa bị gián đoạn: có một thực tế khoảng 50% là các giáo viên lớn tuổi từ 50 – 60 tuổi trong các trường, số giáo viên này sẽ dần được thay thế nhưng đội ngũ kế cận gần như không có, khoảng cách giữa lớp thày già và lớp trẻ (khoảng 30 – 35 tuổi) là khá xa về kinh nghiệm, tâm huyết (thiếu hẫng này khoảng 10 năm). vì vậy lớp thày có tuổi vẫn phải đảm nhận những nhiệm vụ chủ trì làm giảm tính năng động, sức sáng tạo trong nhà trường.

do điều kiện cả chủ quan lẫn khách quan  các thày giáo ở các trường cao đẳng, trung học dạy nghề hầu hết chưa tham gia nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất mà mới chỉ dừng lại ở các đề tài làm giáo trình, đề cương bài giảng, ngân hàng đề thi… để trực tiếp phục vụ cho công tác giảng dạy trong nhà trường, còn có đề tài làm chiếu lệ nên kết quả nghiên cứu rất thấp. gần như công tác nghiên cứu khoa học để đưa ra sản xuất chỉ có được ở một số trường lớn như đại học bách khoa, xây dựng, kiến trúc do đã có nền tảng và có nhiều chuyên gia đầu ngành.

còn một thực tế không thể không nói đến đó là thu nhập bình quân một giáo viên ngành xây dựng (cao đẳng, dạy nghề) khoảng 2,0 – 2,5 triệu đồng, đại học là 3,0 – 3,5 triệu đồng là mức thu nhập thấp hơn rất nhiều ngành nghề khác và thấp hơn nhiều so với người làm nghề xây dựng có trình độ tương đương ở các dn xây dựng. đây là lý do dẫn đến giáo viên phải lo làm thêm, không an tâm giảng dạy hay không đủ thời gian nghiên cứu và tập trung trí tuệ cho công tác giảng dạy. giải quyết tốt vấn đề này sẽ là yếu tố mang tính động lực thúc đẩy cho việc nâng cao và hoàn chỉnh đội ngũ giáo viên ngành xây dựng.

để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho ngành, từ thực tiễn có thể đúc rút ra một số giải pháp trong đó giải pháp hàng đầu là khảo sát đánh giá thực trang đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo, hoạch định kế hoạch tăng cường số lượng, có chính sách thu hút sinh viên giỏi và cán bộ có trình độ về làm công tác giảng dạy. mặt khác, cần đổi mới phương pháp, nội dung chương trình cho phù hợp với thực tiễn sử dụng lao động của các đơn vị sản xuất, tổ chức lớp đối chứng để đánh giá được tính hiệu quả của đề cương, chương trình, phương pháp đang thực hiện đi đến khẳng định chắc chắn sử dụng hay cần phải sửa đổi. tìm biện pháp thích hợp để “soi sáng” chất lượng đào tạo qua đánh giá giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh như: tổ chức học sinh đánh giá giáo viên, giáo viên đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý nghiên cứu đánh giá giáo viên và ngược lại.v

hiệu trưởng trường cao đẳng xây dựng số 2.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *