Mở cửa thị trường bán lẻ từ 1/1/2009: Cần hợp tác, liên kết để tạo ra quy mô và sức cạnh tranh tốt hơn

chỉ còn ít ngày nữa là đến thời điểm việt nam chính thức mở cửa thị trường bán lẻ theo cam kết với wto. nhưng trên thực tế, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản vẫn còn “hờ hững” với thị trường nội địa mà chủ yếu vẫn hướng đến thị trường xuất khẩu. để mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước, các chuyên gia ngành thuỷ sản khuyến cáo, các doanh nghiệp cần hợp tác, liên kết để tạo ra quy mô và sức cạnh tranh tốt hơn.

* bỏ ngỏ thị trường nội địa

như đã thành thói quen, khi hỏi đến thị trường nội địa, doanh nghiệp thuỷ sản nào cũng nhận xét: “nhiều tiềm năng bởi đây là thị trường trên 85 triệu dân…” nhưng trên thực tế đây lại là thị trường ít được các doanh nghiệp đầu tư đúng mức. ông diệp nam hải, phó giám đốc công ty cổ phần thực phẩm cholimex cho biết, mặc dù doanh số của thị trường nội địa tăng mỗi năm khoảng 20%, (khoảng 2 tỉ đồng/tháng) nhưng tỷ lệ tiêu thụ nội địa của cholimex chỉ chiếm 10%, còn 90% sản phẩm vẫn dành cho xuất khẩu.

tương tự, công ty cổ phần kinh doanh thuỷ hải sản sài gòn (apt) chuyên kinh doanh các mặt hàng cá hộp, hàng thuỷ hải sản đông lạnh, các loại cá biển tươi sống, doanh số ở thị trường nội địa cũng chỉ đạt khoảng 3 tỉ đồng/tháng. theo giám đốc đỗ văn vinh, công ty phải tăng lượng cung cấp các sản phẩm thuỷ sản tươi sống cho người tiêu dùng thông qua các đại lý phân phối ở các chợ thuỷ hải sản do người tiêu dùng vẫn “khoái” những sản phẩm cá, mực, tôm tươi sống hơn là đông lạnh.

một doanh nghiệp có tới 70% tổng sản lượng hàng hoá được tiêu thụ trong nước, ông lê đình liêm, chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần đồ hộp hạ long (canfoco) cho biết, lâu nay, hệ thống phân phối bán lẻ của ngành thuỷ sản trong nước chưa có ai đứng ra đảm nhận. các doanh nghiệp thuỷ sản chưa tổ chức được mà cũng chưa kết hợp với các nhà phân phối để tạo ra một “sân chơi” chung, có khi còn coi đây là thị trường của người khác nên chưa phối hợp tổ chức. ông cho rằng, nếu doanh nghiệp nào chú trọng được cả thị trường nội địa lẫn thị trường xuất khẩu thì dn đó mới có thể đứng vững được trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế hiện nay.

các chuyên gia ngành thủy sản nhận định, thời gian qua, các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản còn chưa khai thác được thị trường nội địa, khó khăn đầu tiên vẫn là do các doanh nghiệp đầu tư chưa đúng mức. hiện nay, sản phẩm đông lạnh mới được tiêu thụ chủ yếu qua kênh siêu thị mà chỉ tập trung ở các tỉnh thành phố lớn. một lý do khác khiến các doanh nghiệp chưa đầu tư đúng mức cho “sân nhà” là giá hàng thuỷ sản xuất khẩu thường cao hơn tiêu thụ nội địa. đơn cử, giá cá viên tra tẩm bột xuất khẩu ở mức từ 2,7 – 3 usd/kg. trong khi thị trường nội địa chỉ ở mức 35.000 đồng/kg.

ông đặng kiết tường, giám đốc công ty đông lạnh xuất khẩu bến tre cho biết: “biết là tiềm năng, nhưng thị phần trong nước đã được các doanh nghiệp đi trước chiếm lĩnh. doanh nghiệp đi sau càng khó khăn hơn”. điều khó nhất để thành công ở thị trường trong nước là xây dựng hệ thống phân phối tốt. đối với những doanh nghiệp xuất khẩu do theo thói quen làm theo đơn đặt hàng và có bạn hàng lâu năm mua sẵn, nên lúng túng khi muốn thâm nhập thị trường nội địa.

cũng theo ông lê đình liêm, khi mở cửa thị trường, sức ép cạnh tranh là quá lớn đối với các doanh nghiệp, nhất là thời gian qua, ngành thuỷ sản cũng như các hiệp hội chưa có thống kê về nhập khẩu bao nhiêu triệu đô la và những sản phẩm nào đã vào việt nam. hiện nay, trên thị trường việt nam các loại sản phẩm thuỷ sản như cá saba, cá hồi… đã có mặt. ông cho rằng, đây là thiếu sót lớn, bởi chúng ta phải thống kê được và phải công bố được danh sách nhập khẩu, mặt hàng nhập khẩu để doanh nghiệp trong nước có thể có sản phẩm thay thế.

* tiềm năng nhưng khốc liệt

tổng thư ký hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản việt nam (vasep) trương đình hoè nhận định, trong thời gian đầu mở cửa, các doanh nghiệp phân phối việt nam nếu biết tận dụng cơ hội, biết phát huy thế mạnh và liên kết với nhau vẫn có thể cạnh tranh hiệu quả với các doanh nghiệp nước ngoài. lý giải điều này ông cho biết “thông thường các tập đoàn phân phối nước ngoài vào bất kỳ nước nào đó họ không thể tự thiết lập được chuỗi phân phối nếu như không dựa vào các doanh nghiệp nước sở tại”. tương tự khi vào việt nam họ cũng phải mất một khoảng thời gian dựa vào doanh nghiệp việt nam. đương nhiên chúng ta phải chấp nhận môi trường kinh doanh mới, chấp nhận một “sân chơi” bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động phân phối cùng chúng ta.

theo đường hướng này, các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản cần vạch ra chiến lược kinh doanh cho phù hợp với lộ trình kinh doanh trong môi trường cạnh tranh mới. trước mắt, cần hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp để tạo ra quy mô và sức cạnh tranh tốt hơn; đồng thời, có thể liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài để tận dụng thế mạnh của họ, khắc phục những mặt yếu, tận dụng thời cơ vươn lên làm chủ thị trường ở những địa bàn quan trọng.

bên cạnh đó, các ngành chức năng cũng cần ban hành những cơ chế, chính sách khuyến khích việc tạo lập mối liên kết giữa lưu thông hàng hóa thủy sản với sản xuất đi đôi với việc phát triển các đại lý mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vật tư cho sản xuất và tiêu dùng theo hợp đồng ổn định lâu dài. đồng thời, hoàn chỉnh dần thể chế quản lý lưu thông hàng hóa thủy sản trong nội địa, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác dự báo điều hành thị trường, giá cả các mặt hàng. đặc biệt là nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội trong lĩnh vực thương mại trên thị trường nội địa, phát triển mạnh các hình thức thương mại – dịch vụ thủy sản.

ông lê đình liêm nhấn mạnh, ngành thuỷ sản cần có một “nhạc trưởng” để nhanh chóng liên kết các doanh nghiệp lại, từ đó tổ chức sản xuất, chế biến bảo quản, xây dựng thương hiệu sản phẩm đến thiết lập hệ thống bán lẻ; đồng thời, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung ứng thuận lợi cho người tiêu dùng với chất lượng tốt, giá cả hợp lý, ổn định./.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *