mình ơi! tôi gọi là nhà
nhà ơi! tôi gọi mình là nhà tôi
câu thơ ngẫu hứng giang hồ của trung niên thi sĩ bùi giáng đã nói về cái nhà theo nghĩa bóng hay nghĩa đen? có lẽ cả hai. nhà tôi? sao không là người đầu ấp tay gối, đêm thương ngày nhớ, ngày đũa chung đôi, đêm nằm chung chiếu? nhà tôi? sao không là nơi “tôi như trẻ nhỏ ngồi bên hiên nhà chờ xem thế kỷ tàn phai” mà nhạc sĩ trịnh công sơn trong vô vọng rã rời đã từng thốt lên như thế? nhà tôi? vâng ạ, nhà của tôi. một cái nhà có thật trong đời sống xô bồ và bất trắc này. sao lại cái nhà mà không là gì khác? mẹ tôi bảo, đời người khó nhất vẫn là làm nhà và cưới vợ. tục ngữ ca dao bảo, “đàn ông làm nhà, đàn bà nuôi lợn”. còn tôi, tôi nghĩ gì? thưa,
cùng tất cả đàn ông trên trái đất này
xin nâng cốc rượu
chúc mừng sự vĩnh cửu viết hoa:
phụ nữ chở che ta độ lượng tựa ngôi nhà
vậy trong nhà, nơi nào quan trọng nhất?
theo tôi, nếu sắp xếp thứ tự phải là phòng ngủ, nhà bếp và toa-lét. trong đời sống hiện đại này, suốt ngày chạy như cờ lông công ở ngoài đường ai không mong được ngả lưng trên chiếc giường của mình. nơi ấy, dù nhỏ như hộp diêm nhưng là của mình. họ được trở về với bản năng sống một cách tự nhiên nhất, không phải cảnh giác bất cứ một điều gì. cái phòng ngủ kỳ diệu đến nỗi tôi nghĩ nó chính là nơi hoà giải tình cảm của vợ chồng lúc trúc trắc, trục trặc hữu hiệu nhất. không hữu hiệu sao được khi mà ca dao có câu:
mù u bảy lá mù u
vợ chồng hờn giận… giảng hoà
nghe ra thô, nhưng nó rất đời và cũng rất người. theo phong thuỷ, trong phòng ngủ đừng bao giờ đặt tấm gương lớn đối diện với giường ngủ. tại sao? sự phản chiếu ấy sẽ tạo thêm nhân vật ảo thứ hai, thứ ba… điều đó không có lợi cho hạnh phúc lứa đôi. ngẫm lại cũng có lý. nhà bếp? tất nhiên là quan trọng rồi. thi sĩ tản đà đã “triết lý” một cách thành thật rằng, với người sành ăn, sành điệu thì trước hết món ăn phải ngon, người ngồi chung phải “ngon” và nhất là chỗ ngồi cũng phải “ngon”. chỗ ngồi “ngon” nhất trong căn nhà vẫn là nơi phòng ăn, nơi cái bếp ngày ngày chứng kiến tấm lòng thơm thảo của vợ dành cho chồng, cho con qua những món ăn mà nàng đã nấu.
đầu tôm nấu với ruột bầu
chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon
bỗng hiện lên trong mắt tôi cái hình ảnh giản dị mà sao diệu vợi thuỷ chung đáng yêu đến thế. phong thuỷ lại bảo, dưới bếp lò không nên thiết kế đường ống thoát nước đi qua, ngầm phía dưới. có lẽ người ta nhắc nhở đến sự kỵ nhau giữa “thuỷ” và “hoả” chăng?
nhưng nói gì thì nói, không thể không nói đến cái khoảng sân trước nhà. nếu không có, tôi đố trần đăng khoa thuở lên năm lên mười có thể viết được câu thơ thật gợi, thật cảm:
ngoài thềm rơi chiếc lá đa
tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
những ngôi nhà trong phố thị, nếu có được một khoảng sân trước hoặc sau nhà hẳn chủ nhân hả hê lắm. không hả hê sao được, đêm trăng sáng, chồng ngồi bên vợ nghe nàng khe khẽ hát lại bài đồng dao: “ông trăng xuống chơi cây cau thì cau sẽ cho mo. ông trăng xuống chơi học trò, học trò cho bút…”. chồng con hứng chí vỗ tay theo. kìa trăng đang sáng đấy chứ và trải dài những ánh vàng trên sân cỏ… đôi lúc trong đời sống chỉ cần những giây phút thư giãn nhẹ nhàng như thế cũng là đủ. tôi ước mơ căn nhà của mình cũng vậy. chỉ cần một khoảng sân nhỏ có trồng vài cây cau, có nơi làm hòn non bộ để thả vào đó vài con cá bảy màu bơi lội tung tăng… sực nhớ đến cu rơm, con trai của người bạn, bỗng trong trí nhớ của tôi hiện lên những viên bi ngũ sắc và những con cá bảy màu. tuổi thơ của ai lại không có viên bi lăn trong giấc mơ và những con cá quẫy đuôi trong cái hồ trước sân nhà?
quái lạ, ông bà mình nói có những điều mà ngẫm lại thấy đúng. chẳng hạn, “sống cái nhà, chết cái mồ” thế mới biết cái nhà cần thiết cho mỗi đời người như thế nào. phải là nhà của mình. ở nhà vợ có được không? tất nhiên là được, nhưng ông bà lại bảo “ở chuồng heo còn hơn ở theo nhà vợ”. chà! gay nhỉ? thế này thì phải tự lực “ra riêng” thôi. dù gì đi nữa, dù nhỏ ta cũng có quyền ưỡn ngực, nghếch mặt lên trời, bảo: “cái nhà là nhà của ta”. nhà của ta cũng giống như… vợ của ta vậy. dù vợ người có sắc nước hương trời, có “chim sa cá lặn, nguyệt thẹn hoa nhường” ắt cũng không thể sánh với vợ mình. không thể sánh thật ư? vì chỉ nàng mới có thể hiểu được nết tốt lẫn tính xấu của ta mà thông cảm, chia sẻ. cái nhà cũng thế. phải là nhà của ta, vì nghĩ cho cùng mỗi căn nhà được xây dựng cũng không ngoài mục đích phục vụ cho sở thích của chủ nhân. tôi tin rằng, dù được sống nhà của bill gates – chủ nhân của microsoft – thì ta cũng không có cảm giác thoải mái, sung sướng như được ở trong căn nhà của riêng mình. tôi lại tin rằng, căn nhà không phải là vật vô tri vô giác nó cũng có linh hồn đấy chứ! nếu không, làm sao khi xa nhà đi công tác ta lại có cảm giác lạ lùng:
xa nhà lại nhớ cái nhà
chiếu chăn êm ấm như là lứa đôi
xa nhà, ta vẫn lẻ loi
xa ta, nhà cũng đơn côi một mình
xa nhà hay xa vợ mà tôi viết thống thiết quá vậy? xin thưa, có lẽ cả hai.
lê minh quốc
“cái nhà là nhà của ta” (lê minh quốc), vì thế, hãy yêu nhà như yêu ta và chăm sóc nhà như chăm sóc chính ta. đó chính là những thông điệp mà sơn dulux 5in1 muốn truyền tải trong chương trình “tôi yêu nhà tôi” thông qua blog http://360.yahoo.com/toi_yeu_nha_toi. ngoài nội dung chia sẻ những tình cảm của mọi người dành cho nhà mình, blog còn giới thiệu những thông tin hữu ích giúp làm đẹp cho ngôi nhà của bạn. |