Phòng chống động đất trong các công trình xây dựng: Chấp pháp nghiêm mới bảo đảm an toàn

theo đánh giá của viện vật lý địa cầu, động đất xảy ra tại việt nam có cường độ không mạnh và số lượng không nhiều so với nhiều nơi trên thế giới, cường độ thường ở mức trung bình và trung bình yếu. tần suất động đất với cường độ mạnh xảy ra là rất thấp.

phòng chống động đất trong các công trình xây dựng: chấp pháp nghiêm mới bảo đảm an toàn
nhiều công trình nhà cao tầng những năm gần đây đã có thiết kế kháng chấn.

đảm bảo an toàn cho người và tài sản là yêu cầu bắt buộc

theo quy chuẩn xây dựng việt nam, đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong các công trình xây dựng, nhất là công trình nằm trong vùng động đất, là yêu cầu bắt buộc đối với mọi công trình xây dựng. khi thiết kế và xây dựng công trình, phải xem xét các yếu tố tác động đến công trình, trong đó có tác động của động đất nếu xây dựng trong vùng động đất. quy chuẩn cũng đã phân vùng động đất lãnh thổ việt nam được thể hiện qua bản đồ các vùng có khả năng phát sinh động đất mạnh (ms = 5,1 độ richter) và phân vùng cấp động đất (thang msk – 64) với chu kỳ lặp lại 200, 500 và 1.000 năm. trên cơ sở yêu cầu của quy chuẩn này, các kỹ sư tư vấn xây dựng có thể xác định sự cần thiết hoặc không cần thiết xem xét yếu tố kháng chấn trong thiết kế công trình tại một địa điểm cụ thể.          

hiện chúng ta đã có tiêu chuẩn tcxdvn 375:2006 “thiết kế công trình chịu động đất”. tiêu chuẩn này hướng dẫn cụ thể các trường hợp phải xét đến tác động của động đất và các biện pháp thiết kế kháng chấn cho công trình xây dựng. theo đó, những công trình xây dựng trong vùng động đất yếu (khi gia tốc nền thiết kế ag trên nền loại a không vượt quá 0,78m/s2), có thể sử dụng các quy trình thiết kế chịu động đất được giảm nhẹ hoặc đơn giản hoá cho một số loại, dạng kết cấu. đối với những công trình xây dựng trong vùng động đất rất yếu (khi gia tốc nền thiết kế ag trên nền loại a không vượt quá 0,39m/s2) thì không cần phải tuân theo những điều khoản của tiêu chuẩn này. khi có yêu cầu xây dựng nhà và công trình trong vùng động đất, cần phải thoả mãn các yêu cầu theo các trạng thái giới hạn, độ bền và sử dụng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng trong quá trình thi công xây dựng.

cần kiểm tra ngược đối với các công trình khi thiết kế chưa tính đến khả năng kháng chấn

yêu cầu chấp hành nghiêm các tiêu chuẩn về thiết kế công trình chịu động đất là một phần không thể thiếu. chấp pháp nghiêm mới bảo đảm an toàn. vì thế, để phòng, chống động đất và hạn chế các thiệt hại cho người và các công trình xây dựng, bộ xây dựng cũng vừa kiến nghị chính phủ một số giải pháp cụ thể. theo đó, đối với các công trình khi thiết kế chưa tính đến khả năng kháng chấn tại những khu vực có khả năng xảy ra động đất: chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng tiến hành kiểm tra khả năng chịu lực của công trình thông qua bài toán ngược bằng mô hình toán trên cơ sở các tiêu chuẩn hiện hành về phân vùng động đất và thiết kế kháng chấn. trên cơ sở đó có biện pháp gia cường nhằm hạn chế các thiệt hại do động đất gây ra. sở xây dựng các địa phương thông báo, hướng dẫn các chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng gia cường công trình và có biện pháp sơ tán kịp thời khi xảy ra động đất.

đối với các cơ quan quản lý nhà nước, bộ xây dựng phối hợp với các địa phương, các hội nghề nghiệp để hướng dẫn, tập huấn, phổ biến rộng rãi nội dung tiêu chuẩn tcxdvn 375:2006 “thiết kế công trình chịu động đất”. sớm ban hành phần 3 “đánh giá và gia cường kết cấu nhà” của tiêu chuẩn tcxdvn 375:2006; “hướng dẫn giải pháp cấu tạo kháng chấn” cho các công trình có quy mô nhỏ trong vùng có xảy ra động đất nhưng không yêu cầu tính toán, nhất là đối với các nhà ở riêng lẻ, thấp tầng. rà soát quy chuẩn xây dựng và các hướng dẫn cần thiết về xây dựng trong vùng động đất. kiểm tra và kiểm soát các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng chấp hành tốt các văn bản quy phạm pháp luật trong đó đặc biệt là quy định về phòng, chống động đất.

      căn cứ bản đồ phân vùng động đất lãnh thổ việt nam do viện vật lý địa cầu lập thì ở nước ta chỉ có một số vùng thuộc khu vực phía bắc được dự báo là có khả năng xảy ra động đất cấp 8 (theo thang msk), chấn động do động đất gây ra tại một số địa điểm vùng tây bắc có thể đạt tới cấp 9, còn đại bộ phận lãnh thổ việt nam có thể xảy ra động đất yếu và rất yếu

 

      theo bộ xây dựng, hiện chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm về thiết kế và xây dựng công trình kháng chấn. tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo bộ xây dựng, nhóm chuyên gia của viện khoa học công nghệ xây dựng (bộ xây dựng) và các chuyên gia đầu ngành khác thuộc các trường đại học chuyên ngành kiến trúc và xây dựng đã hoàn thành tiêu chuẩn tcxdvn 375:2006 “thiết kế công trình chịu động đất”. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *