Về tàu vũ trụ Thần Châu 7 của Trung Quốc

vào tối ngày 25-9-2008, tàu vũ trụ thần châu 7 có người lái của trung quốc sẽ được phóng lên không gian từ trung tâm phóng vệ tinh tửu tuyền, tỉnh cam túc. dự kiến, các nhà du hành vũ trụ sẽ thực hiện chuyến bay vòng quanh quĩ đạo trong 5 ngày và thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian.
 
theo thông báo của phía trung quốc, ba nhà du hành vũ trụ tham gia vào chuyến bay lịch sử này bao gồm trạch chí cương, lưu bá minh và cảnh hải bằng.
 
theo kế hoạch, nhà du hành trạch chí cương sẽ thực hiện cuộc đi bộ bên ngoài tàu thần châu dài 40 phút vào chiều ngày 26 hoặc 27-9-2008 (điều mà trên thế giới cho tới nay chỉ có mỹ và nga làm được). theo đó, khi tàu bay vào quỹ đạo trái đất, nhà du hành sẽ bước vào khoang chân không cùng với một đồng nghiệp. người này sẽ giúp anh mặc bộ quần áo vũ trụ. bộ đồ điều áp này được chế tạo theo thiết kế của nga, có gắn 2 dây đai an toàn nối kết anh với tàu thần châu. bộ quần áo cũng cũng được trang bị thiết bị cung cấp ô xy và thiết bị để anh liên lạc với hai đồng nghiệp bên trong tàu.
 
khi nhà du hành đặt chân ra ngoài khoảng không vũ trụ, một vệ tinh nhỏ, có chức năng ghi và phát hình ảnh cuộc đi bộ của anh bên ngoài tàu thần châu về trái đất, sẽ được phóng tự động từ tàu thần châu 7. nhờ vệ tinh này, cùng với hệ thống camêra gắn trong và ngoài tàu thần châu, người dân trung quốc dự kiến sẽ được xem truyền hình trực tiếp thời khắc lịch sử của ngành không gian nước này.
 
nếu chuyến đi bộ trong không gian thành công sẽ mở ra tiền đề cho việc xây dựng các trạm không gian- những phòng thí nghiệm khoa học nhằm phục vụ công tác quan trắc, khai thác tài nguyên vũ trụ. việc này cũng đặt cơ sở để trung quốc thực hiện ước mơ thám hiểm mặt trăng. các nhà khoa học cho rằng, có một lượng khí helium-3 rất lớn ở mặt trăng, và đây là một nguồn năng lượng sặch, đủ dùng cho cả thế giới trong … hàng nghìn năm tới.
 
dự kiến trong chuyến bay này, tàu thần châu 7 sẽ tiến hành đưa một vệ tinh vào vũ trụ, và thực hiện thí nghiệm số hóa với vệ tinh “thiên liệm-1”.
 
sau thần châu 7, trung quốc sẽ phóng thần châu 8 không mang theo phi hành gia. thần châu 8 sẽ bay trong vũ trụ chờ thần châu 9 chở người lên tiến hành lắp ghép làm thành trạm vũ trụ đầu tiên của trung quốc vào năm 2010. mục tiêu cuối cùng trung quốc hướng đến là đưa người lên mặt trăng vào khoảng năm 2020.
 
những bước tiến vượt bậc về kỹ thuật của thần châu 7
 
kể từ khi có các dự án “thần châu” ra đời, mỗi lần thần châu được phóng lên là mỗi cột mốc đánh dấu sự phát triển vượt bậc của toàn bộ những tiến bộ khoa học trung quốc. lần phóng tàu vũ trụ có người lái thần châu 7 này một lần nữa đánh dấu những thành tựu kỹ thuật vượt bậc của trung quốc.
– trước tiên chất liệu để may trang phục cho nhà du hành cũng rất đặc biệt. bên ngoài là lớp vở có độ đàn hồi lớn, bên trong được lót một lớp cao su đặc chủng có tác dụng chống tia tử ngoại và bức xạ, bảo đảm cho các nhà du hành vũ trụ có thể tác nghiệp an toàn trong điều kiện môi trường nhiệt độ siêu thấp và có nhiều bức xạ. dù hãm tốc độ khi khoang đổ bộ của thần châu 7 trở về trái đất cũng rất đặc biệt, có thể chịu lực cao, trọng lượng nhẹ, đàn hồi tốt, bao gồm 96 sợi thừng đặc chủng kết lại. mỗi sợi thừng dài 46m, trọng lượng chỉ 92g, nhưng nó có thể chịu được lực kéo 300kg. khi dù bung ra, tổng diện tích của dù là 1200m2.
 
– ngoài những trang thiết bị trên, tính chủ động của các nhà du hành cũng cao hơn so với tầm hoạt động trước kia của thần châu 5 và thần châu 6. vì vậy, yêu cầu đòi hỏi về tâm sinh lý, về trình độ kỹ thuật, bản lĩnh của các nhà du hành cũng cao hơn.
 
– đặc biệt, khoang trở về của thần châu 7 có đường kính 2,5m cũng thể hiện sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật trung quốc. nếu như công nghệ vũ trụ của thế giới chỉ sản xuất được khoang chứa chỉ có 2 người thì đến thần châu 7 khoang chứa có thể chứa được 3 người với tiện nghi khá thoải mái.
 
– cuối cùng phải kể tới là về sức đẩy của tên lửa đẩy trường trinh 2f. tên lửa đẩy lần này sẽ có 36 hạng mục được cải tiến nhằm nâng cao sức đẩy và độ an toàn. đặc biệt, những rung lắc, chấn động sẽ được khắc phục triệt để khiến cho các nhà du hành luôn có trạng thái thoải mái nhất.
 
những lần trung quốc phóng thành công tàu vũ trụ thần châu:
 
– thần châu 1 phóng ngày 19-11-1999 (không người lái).
 
– thần châu 2 phóng ngày 10-1-2001 (không người lái).
 
– thần châu 3 phóng phóng ngày 1-4-2002 (không người lái).
 
– thần châu 4 phóng ngày 5-1-2003 (không người lái).
 
– thần châu 5 phóng ngày 15-10-2003 (có người lái).
 
– thần châu 6 phóng ngày 13-10-2005 (có người lái)./.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *