– Hàng loạt dự án do Khu Quản lý giao thông đô thị (QLGTĐT) số 1 làm chủ đầu tư chưa mang lại hiệu quả. Nhiều dự án thi công xong, chỉ đề người dân dùng… thả diều. Đây là vấn đề được Ban Kinh tế – Ngân sách TP.HCM đặt ra với Khu QLGTĐT số 1 trong về các dự án do đơn vị này làm chủ đầu tư, vào chiều 26/5. Cầu xây xong chỉ để… thả diều Ông Huỳnh Công Hùng, Phó Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND TP.HCM cho rằng, cầu Kênh Ngang số 3 (Q.8) đầu tư hàng tỷ đồng và xây xong cả năm nay nhưng hiện tại người dân chỉ có thể… thả diều thay vì lưu thông. “Cách đây 2 tháng, tôi đi từ Q.6 đến phường 15, Q.8 mất đúng…2 tiếng rưỡi đồng hồ mới tới nơi” – ông Hùng nói – “Phải chăng việc kết nối giữa cầu Kênh Ngang số 3 với dự án đại lộ Đông Tây thiếu sự đồng bộ, chặt chẽ, gây lãnh phí vốn ngân sách và ảnh hưởng đến cuộc sống người dân?”. Ngay cả trường hợp xây dựng nhánh N4 (thuộc dự án cầu Thủ Thiêm) cũng chậm tiến độ và có khả năng lâm vào cảnh cầu xây xong nằm chờ đường kết nối. Theo dự kiến ban đầu, công trình này phải hoàn thành trong năm 2009. Tuy nhiên, đến thời điểm này, 92 hộ dân vẫn chưa di dời và Khu QLGTĐT số 1 không thể khởi công công trình theo đúng tiến độ.
Bàn về sự phối hợp thiếu đồng bộ này, các đại biểu của Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND TP.HCM minh chứng thêm: dự án nâng cấp tuyến đường Đặng Văn Bi (quận Thủ Đức) xây dựng suốt 5 năm qua nhưng đến thời điểm này vẫn ngổn ngang vật liệu xây dựng, máy móc, ổ voi, ổ gà… Thi công… “cầm hơi” Trong lúc công tác giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án bị chậm trễ thì việc “khát” vốn cũng khiến cho hàng loạt dự án phải… cầm hơi, gây lãnh phí không nhỏ cho nguồn vốn ngân sách của thành phố. Theo Ban Kinh tế – Ngân sách, thiếu vốn đang là tình trạng chung của nhiều dự án, công trình trên địa bàn TP.HCM. Trước tình hình này, Sở Kế hoạch và Đầu tư đưa ra phương án thi công ứng vốn, nghĩa là đơn vị thi công vay vốn ngân hàng trước để thi công sau đó ngân sách thành phố sẽ thanh toán. Theo Khu QLGTĐT số 1, hàng loạt dự án đã và sẽ hoàn thành trong năm 2009 nhưng hiện tại đang bị “kẹt vốn” và phải thi công cầm chừng. Rất nhiều dự án của đơpn vị này đang thi công “cầm hơi” vì thiếu vốn như dự án cầu Nguyễn Văn Cừ (thiếu 40 tỷ đồng), cầu Thủ Thiêm (80 tỷ đồng), xây dựng cầu tạm Chữ Y (8 tỷ đồng), thoát nước đường Tô Hiến Thành – 3 tháng 2 (30 tỷ đồng)…
Ban Kinh tế Ngân sách TP.HCM cho biết với 69 dự án phải điều chỉnh vốn khiến ngân sách thành phố gánh thêm 29.000 tỷ đồng từ tiền vốn các dự án tăng lên. Một đại biểu HĐND cho rằng, trước khi triển khai dự án, các đơn vị liên quan đều có kế hoạch, phương án thi công và cả phương án di dời công trình ngầm. Nhiều ý kiến kiến cho rằng phải chăng vì giá nhân công lao động quá rẻ, giá vật tư thay đổi liên tục nên thời gian thi công kéo dài… chỉ là lý do “ngụy biện” cho việc phối hợp chưa đồng bộ giữa các bên khiến dự án phải điều chỉnh. Chính điều này đã gây lãnh phí số tiền lớn cho ngân sách thành phố. Vì nếu các đơn vị liên quan có sự phối hợp từ khâu lập dự án đến lúc thi công, cộng thêm sự giám sát của người dân thì tiến độ dự án sẽ không bị chậm và tổng vốn đầu tư không thể… tăng vọt.
|
Cầu xây xong chỉ để… thả diều
2