Bộ Xây Dựng vừa có tờ trình về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. >> Nâng cấp 5 đô thị ĐBSCL Tầm nhìn đến 2050, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2050 sẽ là vùng nông sản lớn trong mạng lưới sản xuất toàn cầu; là vùng kinh tế phát triển năng động, bền vững, có môi trường đầu tư thuận lợi; có điều kiện và chất lượng sống đô thị và nông thôn cao; là trung tâm văn hoá – lịch sử và du lịch, dịch vụ ẩm thực lớn với các vùng nông – lâm và sinh thái đặc thù; có cảnh quan và môi trường tốt. Phạm vi lập quy hoạch vùng ĐBSCL bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Diện tích tự nhiên vùng trên 40.604,7km2, đường biên giới với Campuchia khoảng 330km, đường bờ biển dài trên 700km, và khoảng 360.000 km2 vùng biển thuộc chủ quyền. Phạm vi nghiên cứu bao gồm cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (vùng TP Hồ Chí Minh) và các khu vực liên quan đến không gian phát triển kinh tế xã hội của vùng trong tầm nhìn hướng tới 2050. Vùng đô thị trung tâm gồm đô thị hạt nhân thành phố Cần Thơ, các đô thị vệ tinh độc lập gồm thành phố Long Xuyên, Cao Lãnh và Vĩnh Long. Các đô thị này kết hợp với nhau thành một vùng đô thị vừa nằm trung tâm vùng ĐBSCL vừa là đầu mối giao thông với điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị và hạ tầng xã hội phát triển. Vùng phụ cận xác định trong phạm vi bán kính 30 – 50km từ vùng đô thị trung tâm gồm Ô Môn, Cái Răng, Bình Minh thuộc TP Cần Thơ; An Châu, Phú Hội thuộc tỉnh Long Xuyên, An Hữu, Cái Tàu Hạ thuộc tỉnh Vĩnh Long, Mỹ Thọ và Thanh Bình thuộc Đồng Tháp, các đô thị này trở thành đô thị vệ tinh trong chùm đô thị TP Cần Thơ. Vùng đối trọng: vùng đô thị đối trọng phía Tây Nam gồm 4 tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, gồm các đô thị tỉnh lỵ Rạch Giá, Cà Mau, Bạc Liêu, Vị Thanh có khoảng cách trung bình 30 – 50 km từ đô thị trung tâm. Vùng đô thị đốii trọng Đông Bắc gồm 4 tỉnh: Tiền Giang, Long An, Bến Tre và Đồng Tháp với các đô thị tỉnh lỵ có khoảng cách trung bình 30 – 50km từ đô thị trung tâm là thành phố Mỹ Tho, thị xã Tân An, thị xã Gò Công, thị xã Bến Tre và đô thị Tân Thạnh, là cửa ngõ quan trọng của vùng ĐBSCL với TP Hồ Chí Minh. Trục hành lang kinh tế đô thị sông Tiền, sông Hậu và tuyến giao thông thuỷ chính từ TP Hồ Chí Minh đi Cần Thơ, Cà Mau, từ TP Hồ Chí Minh đi Cao Lãnh, Rạch Giá và Hà Tiên. Trục hành lang kinh tế đô thị Quốc lộ 1A, đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ – Cà Mau, Quốc lộ 50, tuyến đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2, tuyến N1 ven biên giới với Campuchia; tuyến đường Đông Tây là các tuyến quốc lộ dọc sông Tiền, sông Hậu (Quốc lộ 62, Quốc lộ 30, Quốc lộ 54, Quốc lộ 91, Quốc lộ 61…). Cấu trúc không gian vùng cảnh quan: gồm hệ thống sông Tiền, sông Hậu, vùng cảnh quan ngập mặn ven biển Tây và biển Đông; vùng sinh thái Đồng Tháp Mười, vùng rừng tự nhiên và biển đảo Phú Quốc, rừng U Minh Thượng và U Minh Hạ… Nguyễn Đức Khánh |
Quy hoạch ĐBSCL đến 2020
3
Bài trước