phòng nghe nhạc có thiết kế hợp lý. |
nhiều người cho rằng, khi “nhốt” những dàn âm thanh lớn vào một căn phòng tường bê tông có bề mặt nhẵn, họ có thể tạo ra sự cách âm hoàn hảo. thực tế, một bức tường hoặc mặt phẳng không đều có tác dụng cách âm tốt hơn.
nói chung, việc cách âm đòi hỏi sự tách biệt tối đa về mặt vật lý của căn phòng nghe nhạc với các phần còn lại của căn nhà. hiệu quả cách âm đạt đến tối đa khi không có sự tiếp nối về mặt cấu trúc của phòng dùng nghe nhạc và những bộ phận khác trong căn nhà.
có hai loại bề mặt thích hợp cho kỹ thuật cách âm: tường dựng trên những cây cột và kỹ thuật tạo đường soi trong kiến trúc. trong kỹ thuật tường sử dụng cột, một loạt cột chống phía trong và phía ngoài hỗ trợ cho bức tường. khi tường phía trong rung lên dưới những âm thanh có cường độ mạnh, hàng cột chống này sẽ trực tiếp chịu chấn động. hàng cột thứ hai ở bên ngoài hầu như không bị ảnh hưởng bởi những rung động này.
trong ảnh bên, có thể thấy một phòng nghe nhạc đang ở giai đoạn xây dựng ban đầu với những cột chống đầu tiên ở phía trong. giữa những cột chống này, người ta sẽ đặt những mảng tường lớn làm bằng sợi thủy tinh. một lớp thạch cao được gắn vào các cột chống này, sau đó là một lớp những mảng khung lớn bằng kim loại có độ co dãn cao. tiếp đó lại tới một lớp thạch cao nữa. trần nhà và tường phía trong được sử dụng kỹ thuật soi hướng. |
|
nhiều thí nghiệm cho thấy kết cấu này có khả năng giảm thiểu tới 50 decibel tiếng ồn. tất nhiên là nếu âm thanh quá lớn thì ở phía ngoài căn phòng vẫn có thể nghe thấy âm thanh phát ra nhưng nói chung chúng đã được giảm thiểu. |
để vừa có sự cách âm tốt vừa đảm bảo đủ ánh sáng tự nhiên cho các phòng nghe nhạc thì có thể dùng cửa sổ có loại khung kép như trong bức ảnh trên.
ngoài các biện pháp xử lý về kiến trúc, để giảm thiểu tiếng ồn, có thể đặt trong phòng những tấm rèm lớn, nặng, hoặc sử dụng vật liệu trang trí bề mặt có khả năng hút âm thanh. những máy khuếch tán âm thanh cũng có thể được dùng để giảm thiểu khả năng phản âm của những bức tường.
một tính chất rất quan trọng của hệ thống âm thanh là “hình ảnh của âm thanh”. một hệ thống âm thanh được sắp xếp hợp lý có thể tạo ra ấn tượng rõ ràng về vị trí của mỗi loại nhạc cụ. điều quan trọng nhất là phải hiểu được nguồn âm thanh xuất phát từ đâu. chẳng hạn, để đạt hiệu quả âm thanh tối đa, loa trầm nên đặt ở góc phòng thay vì dọc theo tường.
khi sắp xếp dàn âm thanh cũng cần chú ý tới các mục tiêu:
– khả năng nghe của tai, sở thích âm nhạc và tâm trạng.
– loại nhạc, chất lượng của băng âm thanh.
– tiếng ồn ở gần mặt đất do âm thanh tạo ra.
– chất lượng của dàn âm thanh.
xuân tùng (theo silcom)