tại quảng ninh, mới đây, công đoàn ngành xây dựng 3 địa phương: hà nội, hải phòng và quảng ninh đã phối hợp tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm về hoạt động công đoàn trong cơ chế chuyển đổi. đây là hội nghị thứ 3 được tổ chức giữa 3 địa phương này với sự có mặt của chủ tịch cđxdvn, chủ tịch lđlđ tỉnh quảng ninh, lãnh đạo sở xây dựng và ban thường vụ cđ ngành xây dựng 3 địa phương.
“khó bạn, khó tôi” một trong những nội dung “nóng” của hội nghị lần này là việc trao đổi kinh nghiệm vượt khó của các dn thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động từ dnnn sang cty cp, cty tnhh trong bối cảnh lạm phát của năm qua. nặng nề nhất là các dn xây lắp và dn vừa và nhỏ. theo giám đốc sở xây dựng hải phòng nguyễn văn hoà bình, chỉ tính riêng năm 2007, hải phòng đứng đầu toàn miền bắc với 27 vụ đình công tại các liên doanh và dn đầu tư nước ngoài mà nguyên nhân chủ yếu là do không thực hiện đầy đủ chính sách với nlđ, thu nhập của nlđ hải phòng nhìn chung rất khó khăn bởi đa phần chủ dn chỉ trả lương ở mức sàn. với các dn khối giao thông công chính càng thấp hơn khi mà tp quyết định chỉ chi cho các dn này cao nhất là 75% so với định mức. tình trạng công chức bỏ sở ra làm ngoài, sinh viên tốt nghiệp không muốn vào cơ quan nhà nước cũng đang có chiều hướng báo động. giám đốc sở xd quảng ninh tạ duy thịnh dẫn chứng: quảng ninh đang trong quá trình phát triển đô thị mạnh mẽ, chức năng quản lý của sở trên địa bàn rất nhiều việc nhưng cả sở chỉ có 38 cán bộ công chức, mặc dù đã nhiều lần sở đăng thông báo thi tuyển rộng rãi nhưng vẫn không kiếm được do chế độ tiền lương quá thấp. “nhiều khi đi họp cũng hết người” – ông thịnh than thở. trong quá trình chuyển đổi công đoàn cũng thấy khó khăn. với những đơn vị muốn tuyên truyền phát triển tổ chức cđ, thành lập cđcs vấp phải sự không ủng hộ của chủ dn; nghị định 87/cp về quy chế dân chủ trong các cty cp cần có sự phối hợp của cơ quan chức năng để kiểm tra thực hiện chứ không nên để cđ đơn phương hoạt động. đơn cử như ở hải phòng, phần lớn các cđcs sao chép pháp luật chứ không phải là xây dựng tưlđtt có lợi hơn cho nlđ. chủ tịch cđxd tỉnh quảng ninh cho biết: tỉnh hiện có 28 cđcs/184 dn hành nghề xây dựng trên địa bàn. ở khối các dnnn chuyển sang mô hình cty cp tổ chức cđ hoạt động tương đối thuận lợi. nhưng với các dn thành lập từ đầu (là các cty cp sáng lập) phần lớn là dn nhỏ, việc vận động thành lập cđ đã khó, duy trì hoạt động lại càng khó hơn vì không có tổ chức đảng lãnh đạo (các đảng viên tham gia sinh hoạt với đảng uỷ địa phương chứ không thành lập cơ sở đảng mới mặc dù đủ điều kiện). thêm nữa các cán bộ cđ ở những dn này thường trẻ, ít kinh nghiệm, chủ tịch cđ thường là người thân của chủ dn, thiếu tự tin khi đối diện với chủ dn. thay đổi lớn nhất trong thời gian qua phải kể đến tổ chức cđ của ngành xây dựng hà nội do sáp nhập tỉnh và nhập cđcs của một số khối khác (cơ sở hạ tầng kỹ thuật của khối gtcc và nhà ở – quản lý công sở của sở tài nguyên môi trường). số lượng đoàn viên của cđ ngành xây dựng từ 2.000 người nay vụt tăng trên 16.800 người/18.400 lđ với 93 cđcs trực thuộc ngành. 2/3 tổ chức cđ hoạt động tích cực, có hiệu quả. khó khăn nổi cộm của hà nội sau cph là vấn đề thay đổi trong tư tưởng: “chủ tịch cđ đi họp nhiều bị kêu; kinh phí công đoàn thì thường bị đóng chậm muộn, tổ chức phong trào bị hạn chế người tham gia” – chủ tịch cđ ngành xây dựng dãi bày.
tổ chức cđ phải phù hợp với thực tế ông nguyễn văn bình – chủ tịch cđxdvn đánh giá rất cao sáng kiến tổ chức hội nghị giao lưu của cđ ngành xây dựng 3 địa phương. bởi lẽ, không chỉ có các cán bộ cđ mà đây còn là cơ hội mời các lãnh đạo cấp sở về dự, thông qua tổ chức cđ để nắm được dn hoạt động tốt hơn, phản ánh kịp thời hiệu quả chức năng quản lý nhà nước đồng thời qua đó lãnh đạo sở cũng chia sẻ, thông cảm hơn với tổ chức cđ. “theo quy định điều lệ cđ thì chức năng của các cđ địa phương là giống nhau nhưng mỗi cđ địa phương có một cách thức tổ chức khác nhau cho phù hợp với hoàn cảnh. có một thực tế là, trong điều kiện hiện nay vẫn tồn tại quan điểm cho rằng cần giải thể cđ ngành ở các địa phương, sáp nhập các cđcs về lđlđ quận, huyện quản lý. nhiều lđlđ địa phương “cản trở” tổ chức cđ ngành bằng các quy định phân cấp quản lý thu hẹp quyền, không tạo điều kiện hoạt động như: thu toàn bộ kinh phí rồi cấp rót nhỏ giọt cho cđ ngành, không bố trí cđ chuyên trách… một chủ tịch cđxd địa phương than: “lđlđ tp có 7 ban, mỗi ban nghĩ ra 2 việc thì cấp dưới đã làm không xuể rồi, chưa kể có những việc chẳng thiết thực gì”. trao đổi với nhiều cđxd địa phương cho thấy nguyện vọng chung đa số rất muốn được tham gia trong hệ thống tổ chức cđxdvn bởi các hoạt động đều thiết thực, mang nặng tính chất ngành nghề, có tiếng nói chung, gần gũi và dễ hiểu nhau hơn. qua tổng kết của cđxd vn cho thấy thực trạng hoạt động của cđ trong các cty cp, đặc biệt là ở các địa phương rất yếu, phải có cấp cđ đủ mạnh giúp, hướng dẫn và khi cần phải đứng ra đại diện cho tập thể nlđ đối thoại với dn bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nlđ. về điều này, phó chủ tịch cđxdvn đặng hữu hoàn cho rằng: “trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, mô hình hoạt động dn theo luật dn là một mô hình hiện đại, phù hợp xu thế chung. tổ chức cđ không thể biệt lập hoạt động theo kiểu xưa nữa mà cũng cần tiệm cận mô hình hoạt động của các nước phát triển”. điều đáng mừng là tại đại hội x cđvn lần đầu tiên đã thông qua điều lệ giao cho cđ ngành trung ương đại diện cho cnvc-lđ thương lượng ký tưlđtt với hiệp hội ngành nghề hoặc đại diện cho giới sử dụng lđ trong ngành. để thực hiện được nhiệm vụ ấy phải có hệ thống cđ mang tính chất ngành nghề xuyên suốt từ tư đến địa phương. cđ cấp trên muốn xây dựng được tưlđtt phải lắng nghe ý kiến của cđcs trong dn cả nước thông qua cđ cấp trên tập hợp lại và ngược lại cđ ngành tư cần có hệ thống cđ ngành địa phương giám sát, đấu tranh khi có biểu hiện vi phạm tưlđtt. |
CĐXD địa phương trong cơ chế chuyển đổi: “Đầu tầu” là Công đoàn Xây dựng Việt Nam
0
previous post