đó là vấn đề về bất bình đẳng giới được đưa ra tại hội thảo “chia sẻ kinh nghiệm về công tác tuyên truyền chuyển đổi hành vi về dân số / kế hoạch hóa gia đình cho cán bộ mặt trận cơ sở 5 tỉnh tây nguyên” do ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam tổ chức tại đà lạt, ngày 5/12. hiện nay, bình đẳng giới đã được luật hóa và tuyên truyền rất mạnh mẽ nhưng tại nhiều vùng, miền trong cả nước, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn là quan niệm cố hữu, khó thay đổi. những vấn đề như chủ sở hữu đất đai, nhà cửa, tài sản có giá trị khác…vẫn bị xem là những “chuyện đại sự” và chỉ có đàn ông mới có quyền quyết định. với nhiều dân tộc thiểu số, chỉ có con trai mới được quyền thừa kế đất đai. điều này là một mâu thuẫn vì thực tế cuộc sống lao động sản xuất hàng ngày có tới 87% phụ nữ các dân tộc thiểu số ở việt nam là những người đảm đương công việc sản xuất nông nghiệp trong khi quyền sở hữu đất và tài sản làm ra trên đất lại phần lớn thuộc về nam giới. từ thực tế trên, thường trực ubmttq việt nam đã kêu gọi mặt trận cơ sở các cấp khu vực tây nguyên nói riêng và xã hội nói chung phải cùng nhau tuyên truyền thay đổi hành vi, tạo dựng mặt bằng bình đẳng giới thực chất trong cộng đồng. sớm thay đổi nhận thức và triển khai những hành động thiết thực giúp phụ nữ dân tộc thiểu số tiếp cận cơ hội học tập nâng cao hiểu biết, môi trường làm việc bình đẳng để từng bước rút ngắn khoảng cách về bất bình đẳng giới mà trong đó quyền sử dụng đất chỉ là một vấn đề cần được giải quyết./. |
Chỉ có 21% phụ nữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam được tiếp cận với quyền sử dụng đất
2