cái gì chung cũng khó quản lý, đó là vấn đề muôn thủa trong vấn đề sở hữu. chung cư không thể là trường hợp ngoại lệ. chính vì thế cuộc tranh cãi giữa các dân cư và chủ đầu tư ở một số chung cư luôn luôn không có hồi kết. cứ theo các quy định hiện hành và theo các điều khoản trong hợp đồng mua bán thì việc sở hữu của các cư dân trong chung cư chỉ gọn ghẽ trong bốn bức tường khuân viên mà mỗi gia đình mua theo số mét vuông tính từ tấm tường. phần còn lại là của các nhà đầu tư thoạt nghe có vẻ ổn thoả nhưng trong thực tế lại không hề ổn thoả chút nào bởi rất nhiều lý do khác nhau. khi rao bán chung cư các nhà đầu tư không hề kiệm lời giới thiệu các dịch vụ và các điều kiện sống, nhờ những thứ kèm theo ấy mà giá bán được cao hơn, và theo nguyên tắc thì người mua đã phải trả tiền cho các cam kết ấy. tuy nhiên, thông thường sau khi các nhà đầu tư thu đủ tiền rồi, ngoài việc giao đúng số mét vuông theo hợp đồng đã ký, nhưng cam kết còn lại bị cắt xén vô tội vạ.
nào thiếu diện tích cây xanh, thiếu hồ nước, thiếu đường sá, thiếu các dịch vụ thiết yếu… và nếu có các dịch vụ thì lại nâng giá vô tội vạ vì yếu tố độc quyền. những điều này không được cam kết trong hợp đồng nên sự thiệt thòi thường nghiêng về phía các cư dân. giải quyết vấn đề này như thế nào là một điều khá nan giải. không mấy ai nghĩ rằng nay mai, các cư dân chung cư sẽ có quyền sở hữu tất cả những gì còn lại ngoài căn hộ của mình trong khu chung cư. cũng không có ai hy vọng rằng từ lòng tốt của mình, các nhà đầu tư sẽ đổ thêm tiền của vào đầu tư hoàn thiện, tu bổ và nâng cao chất lượng sống của các cư dân. vấn đề ở đây là cần có những thiết chế pháp lý bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện các cam kết mà người dân đã phải bỏ thêm tiền ra để mua nó. một khi đã xây xong, bán xong hết những căn hộ, lợi ích của nhà đầu tư ở khu chung cư gần như không còn gì. cái gì đã bán được thì đã bán rồi. những hạng mục công trình nào sinh lời thì cũng đã nhanh chóng biến thành lợi nhuận rồi. chẳng mấy ai coi trọng giữ gìn lời hứa một khi không có sự ràng buộc của pháp luật. chắc chắn cơ quan chức năng sẽ có những phương án giải quyết lâu dài cho vấn đề này bằng những quy định pháp lý. có ý kiến cho rằng nên kết hợp hài hoà giữa lợi ích của chủ đầu tư và các cư dân trong việc sở hữu và sử dụng các khu chung cư sao cho họ có thể tìm được tiếng nói chung. thí dụ như mỗi khu chung cư sẽ phải thành lập một doanh nghiệp cổ phần chuyên khai thác các dịch vụ gia tăng, mà trong đó, những cư dân khi mua nhà thì mặc nhiên sẽ có cổ phần trong đó. mọi vấn đề liên quan tới các hoạt động dịch vụ kinh doanh tại khu chung cư sẽ do đại hội cổ đông quyết định, như thu tiền hay không thu, mức giá nào, đầu tư tiếp vào những hạng mục nào… khi đã có tiếng nói chung bằng biểu quyết đa số, có lẽ vấn đề sẽ đơn giản hơn so với việc cứ ngửa cổ trông chờ vào nhà nước. |
Chung cư thuộc về ai
2