Chung sống với nhà ống, cần sự hợp lực của ba “nhà”

(tiếp theo phần i đã đăng trên ktnđ số tháng 10-2005)

cho dù muốn hay không, ủng hộ hay bài bác, thì nhà ống vẫn như một “hiện thực khách quan”, nó cứ tồn tại và sẽ vẫn tồn tại chứ không thể hoàn toàn loại bỏ. nhưng vấn đề là nó sẽ tồn tại và phát triển thế nào trong tiến trình phát triển và đô thị hóa, để phù hợp với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, và mang lại vẻ đẹp, bản sắc cho các khu đô thị mới.

với cách nhìn “tình cảm”, và chú trọng đến các sinh họat văn hóa, ts.pgs.kts nguyễn quốc thông (bộ xây dựng) phủ nhận vai trò của các kiến trúc sư trong kiến trúc dân gian. ông cho rằng nhà dân xưa tuân theo những đặc tính “dân gian”, không có sự tham gia chính thức của kiến trúc sư. theo ông thì đừng nên “thiết kế” nó quá, vì “nhà là của người ta”, phải tùy theo sự tiện dụng, túi tiền, ý thích và cả văn hóa sống của gia chủ. ông đề nghị lưu ý thêm các lọai nhà ống biến thái: nhà siêu mỏng, hộp diêm, ống đứng,

kts đoàn kỳ thanh bổ sung hai khái niệm tương tự ở phương tây: horizontal living (sống theo chiều ngang) và vertical living (sống theo chiều dọc). theo anh, quy chế về chiều cao (3,9m x 3,6 m và 3,6m x 3,3 m) ở hà nội hiện nay là một tiêu chuẩn cứng nhắc, lỗi thời, điều này cũng tạo ra “ống”.

pgs.kts đặng thái hoàng lại cho rằng cần nghiên cứu nhà ống trong quan hệ giao tiếp cộng đồng giữa các đối tượng ở nhà ống, nhà chung cư, và làng xã. ông khen một số ngôi nhà xây dựng ở đà nẵng khá dễ chịu.

không nặng hoài cảm như thế hệ đi trước, ths.kts trẻ nguyễn vĩnh tiến đặt câu hỏi vào tương lai: sẽ còn nhà ống không, trong khi mà người người đều đổ xô ra mặt đường như hiện nay? anh cho rằng nhà ống hiện đại ra đời từ “đất ống”. cái kiểu bán đất chia lô hiện nay sẽ đẻ ra một loạt các “quái thai” về nhà. một lô đất mặt tiền “có giá” sẽ tiếp tục đựơc xẻ dọc để bán. nhà chưa ống sẽ thành ống. nhà ống sẽ tiếp tục sinh sôi, trước mắt và cả lâu dài về sau. theo anh, để “chung sống hòa bình” với nhà ống cần sự bắt tay giữa nhà đầu tư, kiến trúc sư và nhà quy hoạch. hiện nay cơ chế về thiết kế đô thị chưa rõ ràng. và anh ao ước, đến một ngày nào đó (dù rất xa vời), các kiến trúc sư trẻ được tham gia thiết kế dù chỉ là một tuyến phố trong các bản đồ quy hoạch thực tế, để có thể tạo ra những khoảng trống cần thiết, những khuôn viên, khu vui chơi, để có chỗ cho nhà ống “thở”, và cho các cư dân sống trong nhà ống đỡ căng thẳng.

kts nguyễn văn tất, chủ nhà của bàn tròn lên tiếng phản đối nhà ống trong cách quy hoạch tệ hại. bản thân cái nhà ống đúng nghĩa không có gì đáng chê trách. vấn đề là để nó tiếp giáp với cộng đồng ra sao? ông đề nghị các nhà thiết kế chia ra block, cứ 10 căn phải có một khoảng trống để điều tiết. ông đánh giá cao người phát minh ra cái gác lửng trong nhà phố, một cấu trúc sáng tạo, là không gian riêng tư nhưng vẫn quan sát được cửa hàng bên dưới. kts nguyễn đức tuệ bổ sung: giải pháp khắc phục chỗ xe, như cho garage xuống dưới hay thiết kế một lối đi đằng sau cũng là một cách làm hiệu quả.

vẫn còn đó nỗi ám ảnh kinh hoàng từ cảnh tượng cuộc sống trong những căn nhà ống cũ dài ngoẵng nay đã biến dạng nhiều so với thuở ban đầu, mà chứa đựng trong đó một “tổ người lúc nhúc”với điều kiện vệ sinh vô cùng tồi tệ. hay những căn nhà, dãy phố được thiết kế khô cứng, thô thiển và lộn xộn, với một cuộc sống bên trong như là một sự hòa trộn của nhiều loại hình sinh hoạt: ăn ở, buôn bán, giao dịch xã hội… khá hỗn độn. đôi lúc nó phá đi cả cấu trúc của một đời sống gia đình.

nhưng cũng vẫn còn đó, niềm hoài cảm về một không gian sống ấm cúng trong mối quan hệ giữa các thành viên cùng chung một môi trường sống. ay là chưa kể những nhu cầu riêng tư, cái nếp văn hóa việt nam mang tính truyền thống, cùng những nhu cầu khác của một đời sống đô thị, như những khu phố buôn bán, mua sắm, cửa hàng, tiệm cà phê…

và như thế, bên cạnh các khu nhà ở chung cư cao tầng, việc quy hoạch với một tỷ lệ hợp lý những khu nhà phố mới (mà không “ống”, văn minh, hiện đại, đáp ứng đủ cho những nhu cầu muôn thuở của người việt) chắc cũng là một đòi hỏi chính đáng đặt ra cho ba “nhà”: nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư và nhà thiết kế.

tạ vũ ( tổng thuật )

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *