Lãnh đạo Bộ GTVT, UBND Tp Hà Nội và các đơn vị liên quan vừa có cuộc họp để bàn để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho việc khởi công các dự án đường sắt đô thị. trong đó có hai tuyến quan trọng cần ưu tiên triển khai ngay là tuyến đường sắt Cát Linh- Hà Đông và tuyến đường sắt Yên Viên – Ngọc Hồi.
Tuyến Cát Linh- Hà Đông chưa thể khởi công vì vướng mặt bằng Theo phê duyệt, tuyến đường Cát Linh- Hà Đông có chiều dài 13,5km, gồm 12 ga. Tổng mức đầu tư khoảng 552,9 triệu USD, trong đó, nguồn vốn ODA của CHND trung Hoa khoảng 419 triệu USD. Đối với công trình công cộng và hạ tầng kỹ thuật phải di dời, Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế chỉ định thầu trong giải phóng mặt bằng. UBND Tp Hà Nội đã có Văn bản số 10042/UBND-TNMT chỉ đạo Sở Xây dựng sau khi có chỉ giới đường đỏ được duyệt thì tổ chức di dời công trình hạ tầng kỹ thuật ngay mà không chờ quyết định thu hồi đất. Chủ tịch UBND Tp Hà Nội đã có Công văn số 12415/UBND-GT chỉ đạo bàn giao mặt bằng khu vực Đống Đa – Hoàng Cầu trước ngày 10/1/2010. Tuy nhiên, đến nay nhà thầu vẫn chưa nhận được mặt bằng để khởi công. Hiện tuyến đường mới hoàn thành giải phóng mặt bằng thôn Nhân trạch với 8,6ha/23ha, đạt 37,4%. phần còn lại (62,6%) thuộc thôn Vân Nội, vẫn chưa hoàn thành. Đoạn tuyến chính Cát Linh – Ba La dài khoảng 12km mới có quyết định thu hồi đất phạm vi quận Đống Đa. Đoạn tuyến Ba La- Bến xe Yên Nghĩa, nhánh rẽ vào khu Depot, chỉ giới đường đỏ đã được phê duyệt, hồ sơ thu hồi đất đang hoàn thiện, những đoạn còn lại mới thẩm định xong hồ sơ thu hồi đất. Để khẩn trương giải phóng mặt bằng phục vụ khởi công Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, UBND Tp Hà Nội đã yêu cầu Sở Xây dựng duyệt dự án kế hoạch đầu tư, trong đó Ban Tái định cư của Sở cần phải di chuyển công trình hạ tầng kỹ thuật trong tháng 1-2010. Các quận Hà Đông, Thanh Xuân, Đống Đa cần tập trung đẩy nhanh tiến độ, giải quyết nhanh các vướng mắc trong bồi thường giải phóng mặc bằng đất nông nghiệp, quyết định thu hồi đất để cuối tháng 1 chủ đầu tư sẽ thực hiện thi công. Thế nhưng, đã sắp hết tháng 1, chủ đầu tư vẫn chưa thể khơi công vì vướng… mặt bằng. Tuyến Yên Viên- Ngọc Hồi phải di dời 1.711 hộ dân Khi tuyến đường sắt trên cao này đi vào hoạt động, thời gian đi từ Giáp Bát đến Gia Lâm chỉ mất 23 phút, thay vì gần 2 tiếng đồng hồ như hiện nay. Tuyến đường sắt trên cao từ Ngọc Hồi đến Giáp Bát, từ Giáp Bát đến Gia Lâm và từ Gia Lâm đến Yên Viên đã được triển khai lập dự án chi tiết kỹ thuật. Dự kiến đến cuối năm 2016, một phần của dự án sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng. Nhưng để thực hiện giai đoạn 1 của dự án này sẽ có 1.711 hộ dân phải di dời với tổng diện tích đất thu hồi là 125 ha. trong đó các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Long Biên có số dân phải di dời nhiều nhất. Dự án được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 sẽ xây dựng tổ hợp khu ga Ngọc Hồi; xây dựng các kết cấu công trình và đường sắt trên cao đoạn Giáp Bát- Gia Lâm; cung cấp và lắp đặt thiết bị cho hệ thống thông tin, tín hiệu, điện khí hóa và cung cấp năng lượng; mua sắm các đoàn tàu đô thị chạy điện EMU. Việc xây dựng cầu Long Biên mới cũng được thực hiện trong giai đoạn 1. Chiều dài đoạn Giáp Bát – Gia Lâm thuộc giai đoạn 1 là 15,36 km với tổng mức đầu tư khoảng 19.460 tỷ đồng từ vốn ODA của Nhật Bản. Dự kiến năm 2016, các hạng mục trên sẽ hoàn thành. Giai đoạn 2 sẽ xây dựng đường sắt trên cao từ Ngọc Hồi đến Giáp Bát và từ Gia Lâm đến Yên Viên để hoàn thiện toàn tuyến vào năm 2020. Theo chủ đầu tư, tại quận Hoàn Kiếm, tuyến đường sắt bắt đầu chạy từ đường Điện Biên phủ sang cầu Long Biên mới (sẽ được xây dựng cách cầu cũ chừng 30m về phía thượng lưu sông Hồng). Tuyến này sẽ chạy qua địa bàn 5 phường gồm Cửa Nam, Cửa Đông, Đồng Xuân, Hàng Bông và Hàng Mã. trong 5 phường trên, phường Đồng Xuân có số lượng di dân nhiều nhất với khoảng hơn 100 hộ. Hiện việc tái định cư cho các hộ phải di dời đã được Hà Nội thống nhất. Theo đó, các quận nội thành gồm Hoàng Mai, Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàn Kiếm sẽ được tái định cư bằng căn hộ chung cư; huyện Thanh trì được thống nhất sẽ tái định cư bằng đất. Riêng quận Long Biên, có thể sẽ tái định cư bằng cả đất và căn hộ chung cư. Theo tính toán ban đầu, tổng số tiền chi cho GpMB là 3.180 tỉ đồng. Nhưng với mặt bằng giá mới thì chắc chắn con số này sẽ tăng lên. Cả hai dự án trên có đúng tiến độ hay không là do GpMB, chứ không phải do vốn hay kỹ thuật. Đó là khẳng định của các chủ đầu tư.
|
Dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội chạm tới nhiều đất… “vàng”
5