hệ thống đường hầm giao thông và điều tiết lũ (smart) là công trình đầu tiên thuộc thể loại này trên thế giới, với sự kết hợp “hai trong một” – hầm ngầm thoát nước và đường hầm xa lộ, tạo thêm một tuyến đường ra vào cửa ngõ phía nam kuala lumpur (malaysia). sau trận mưa lớn và dài, với lượng mưa hàng trăm mm/ngày xảy ra vào năm 2004, cả thủ đô kuala lumpur từng lâm vào tình trạng ngập lụt nặng, giao thông đình trệ, thiệt hại lớn, tương tự như trận mưa vừa xảy ra ngập lụt ở thủ đô hà nội. trước tình hình này, chính quyền thành phố kuala lampur đã cho phép tập đoàn gamuda cùng công ty mmc thực hiện dự án theo hình thức bot, với tổng vốn khoảng 700 triệu usd, khai thác trong 40 năm, thông qua thu phí xe ôtô đi vào đường hầm, với giá 2 ringgit (rm)/lượt (1rm tương đương khoảng 4.000 vnd). theo thiết kế, smart có chiều dài 4,7 km (đường hầm xa lộ dài 3km, 1,7 km đường dẫn), cao 13,2 m (2 tầng cho giao thông, 1 tầng cho thoát nước khi mưa nhỏ) rộng 6,5 m (2 làn xe), 250 m có 1 cửa thoát lũ và thông khí, 1 km hầm có độ độ chênh 1 m; lưu lượng 30.000 xe/ngày, tốc độ xe thấp nhất 60 km/h; được điều khiển từ trung tâm thông qua 220 camera và 72 màn hình. với hệ thống công nghệ và kỹ thuật hiện đại, mọi thông tin liên lạc bằng di động và sóng radio đảm bảo tốt trong smart. hệ thống smart hoạt động theo nguyên tắc ba chế độ dựa vào lưu lượng nước và trạng thái hoạt động của đường hầm xa lộ. chế độ thứ nhất: trong điều kiện bình thường: khi mưa ít hoặc không mưa, đoạn xa lộ này mở cửa cho các phương tiện giao thông. chế độ thứ hai: trong điều kiện lượng mưa ở mức trung bình: hệ thống smart được kích hoạt, nước mưa được dẫn vào đường hầm phụ nằm dưới đường hầm xa lộ, đoạn xa lộ này vẫn mở cửa cho phương tiện giao thông đi lại. chế độ thứ ba: bão lũ: các trạm giám sát sẽ theo dõi nhu cầu đóng cửa xa lộ (có tính đủ thời gian để xe cuối cùng ra khỏi xa lộ), các cổng hầm tự động mở để nước mưa tràn vào và thoát nước ra hồ chứa. khi hết bão lũ, smart mở cửa lại trong vòng 48 giờ kể từ khi đóng cửa. smart còn có những tính năng an toàn mà một đường hầm thông thông thường như: cổng kiểm soát nước lũ tự động; lối thoát hiểm; hệ thống thông khí.
ông wan azhar wan yeop, trợ lý truyền thông, tập đoàn gamuda cho biết: theo tính toán khi thiết kế, smart có tần suất sử dụng thoát lũ 2 lần/năm, nhưng trên thực tế, kể từ khi đưa vào sử dụng (tháng 7/2007) đến tháng 5/2008 đã có 7 lần smart hoạt động ở chế độ thứ 2 và 2 lần hoạt động ở chế độ thứ ba. thay vì trước đây ô tô phải mất 30 phút để đi từ ngoại thành phía nam vào trung tâm kuala lampur, nay nếu qua đường hầm chỉ mất 5 phút. đặc biệt, từ khi smart vào hoạt động, thủ đô kula lampur đã thoát cảnh ngập lụt như trước đây. |