loay hoay với ngập úng
chỉ trong vòng 5 tháng, hà nội 2 lần ngập chìm trong biển nước. nguyên nhân các nhà quản lý đưa ra vẫn là những lời giải thích quen thuộc: hệ thống thoát nước hà nội chỉ được thiết kế cho những cơn mưa có cường độ thấp hơn; tốc độ đô thị hóa quá nhanh khiến dòng chảy bị tắc nghẽn; phải đầu tư xong giai đoạn ii của dự án thoát nước mới hết ngập… song liệu khi đầu tư xong hệ thống thoát nước giai đoạn ii hà nội sẽ hết ngập với cách quản lý như hiện nay?
ảnh: bbc
hệ thống thoát nước yếu kém
trận mưa lũ lịch sử trong những ngày qua khiến hà nội chìm trong biển nước là điều không thể tránh khỏi. ngay cả hệ thống thoát nước của hà nội khi thiết kế cũng chưa tính toán đến khả năng tp phải hứng chịu lượng nước lớn đến như vậy. công suất thiết kế hệ thống thoát nước hà nội giai đoạn 1 cũng chỉ xử lý được lượng mưa 170mm trong hai ngày và giai đoạn 2 nếu hoàn tất cũng chỉ ở mức 360mm trong hai ngày. tuy nhiên, nhìn vào hệ thống thoát nước hiện nay của hà nội thì những trận mưa nhỏ hơn nhiều cũng gây hàng chục điểm úng ngập do hệ thống thoát nước xuống cấp.
theo cty thoát nước hà nội, hiện đơn vị này đang quản lý 634km cống rãnh các loại, trong đó có tới 74km cống được xây dựng trước năm 1954 ở khu vực thành phố cũ và còn khoảng 25-30% đường phố chưa có cống. tính trung bình, tỷ lệ đường cống trên đầu người ở hà nội chỉ đạt 0,2m/người, bằng 1/10 so với tỷ lệ đường cống trên đầu người các đô thị trên thế giới. các mạng lưới này phần lớn có tiết diện nhỏ, lại xuống cấp nên khả năng thoát nước giảm đáng kể. mặt khác, việc sử dụng ao hồ để điều tiết thoát nước có vai trò quan trọng nhưng lại không được coi trọng. tp hiện có khoảng 110 hồ nhưng chỉ có 44 hồ được đưa vào quản lý mực nước. diện tích ao hồ lại giảm mạnh do dân tự lấp và các dự án phát triển đô thị khiến cho khả năng điều tiết của ao hồ bị giảm đáng kể. trong khi đó, các tuyến mương hở có tiết diện nhỏ, cao độ đáy không bảo đảm khả năng tiêu thoát nước mưa và đều bị dân lấn chiếm bất hợp pháp. dự án thoát nước giai đoạn i đã hoàn thành nhưng cũng không cải thiện được tình trạng úng ngập được bao nhiêu do lượng bùn lắng đọng tại các sông đã cao hơn 0,7 – 1m so với khi bàn giao; nhiều hạng mục thi công xong đã 7 – 10 năm nên xuống cấp… cửa điều tiết thanh liệt lại chưa thi công xong; mực nước sông nhuệ thường dâng lên rất nhanh nên việc tiêu chậm, chỉ đạt 60%, không kịp “giải thoát” cho hà nội khi bị úng ngập bao vây. giải pháp nào?
cách đây hơn chục năm, một lãnh đạo cty thoát nước hà nội đã thẳng thắn tuyên bố: “đừng mơ một giải pháp trọn gói về thoát nước cho hà nội vì cốt nền của tp thấp hơn mực nước của sông hồng, sông sét, sông đáy và sông nhuệ. chỉ có một giải pháp duy nhất cho những ngày mưa lũ là bơm cưỡng bức ra sông hồng. nhưng trạm bơm yên sở vào những ngày mưa lớn phải bơm liên tục trong 4-5 ngày không gặp sự cố gì và không mưa nữa thì mới hết các điểm úng ngập”. hơn 10 năm sau, hà nội xảy ra trận mưa lịch sử. và theo dự báo của các cơ quan chức năng, phải 4 ngày tới nếu trạm bơm yên sở hoạt động hết công suất và trời không mưa hà nội mới hết các điểm úng ngập. như vậy, sau hơn 10 năm, dù đã nhìn nhận trước được vấn đề tồn tại, hệ thống thoát nước hà nội vẫn chưa giải được bài toán cho mình. nhiều chuyên gia về hạ tầng cũng khẳng định, trước mắt, muốn giải cứu hà nội thoát khỏi lụt cục bộ chỉ có cách bơm thoát nước ra sông hồng để tránh tình trạng cô lập như hiện nay. song liệu đó có phải là giải pháp lâu dài và hiệu quả nhất cho hệ thống thoát nước hà nội?
một giáo sư viện khoa học thủy lợi phân tích: chúng ta đã sai lầm trong cách tiếp cận vấn đề về chống úng cho hà nội vì đồng nhất hóa hệ thống thoát nước thải của hà nội với hệ thống thoát nước mưa. thay vì đi chống úng thì chúng ta lại đi mở rộng và cải tạo hệ thống thoát nước thải và bắt nó vừa thoát nước thải, vừa thoát nước úng khi trời mưa, trong khi về cơ bản hiện nay hệ thống nước thải hà nội có thể thải toàn bộ nước dùng và sinh hoạt. vì vậy phải xác định rằng hệ thống thoát nước chống úng cho hà nội phải độc lập với hệ thống thoát nước thải cho sinh hoạt của hà nội hiện nay. đó là điều kiện tiên quyết để giải thoát cho các tuyến phố thường xuyên bị ngập lụt cũng như giải quyết một cách triệt để tình trạng này trên bình diện toàn tp hiện nay. chỉ khi hai hệ thống này độc lập thì chúng ta mới có thể phát triển các giải pháp xử lý cần thiết trước khi dẫn chúng tới các trạm bơm thoát nước hiện nay tại yên sở và thanh liệt. hiện nay, cái chúng ta cần tránh là dẫn toàn bộ nước thải nguyên chất về 4 con sông mà phải xử lý chúng. nếu không sẽ gây kích úng và tích úng cục bộ, bịt kín khả năng tạo các dòng thông úng liên hoàn và có lưu tốc lớn, làm trầm trọng thêm tình trạng úng của hà nội hiện nay. vẫn biết, chúng ta không thể bỏ ra rất nhiều tiền để đầu tư xây dựng một hệ thống thoát nước đáp ứng được lượng mưa quá lớn hàng chục năm mới xảy ra một lần như vừa qua. song đã đến lúc, các nhà khoa học làm thủy lợi và giao thông công chính cần phải ngồi lại với nhau để thiết kế một hệ thống thoát nước thải, nước mưa, hệ thống kênh, trục bơm cho phù hợp.
|