“dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về hà nội”, câu hát của nhạc sĩ hoàng hiệp nói lên tình cảm của rất nhiều người với hà nội. nhưng cũng có người chưa đến, chưa gặp mà đã nhớ hà nội, nhớ phố phường, nhớ hồ gươm. đó là trường hợp của nhà thơ đỗ trung quân…
1. 16 tuổi, cuốn sách thích nhất chính là thương nhớ mười hai của nhà văn vũ bằng
chỗ thích nhất là nhà sách khai trí đường lê lợi, sài gòn, ngày nào chẳng cắm đầu vào kệ sách mà không phải lúc nào cũng có tiền mua. không đủ tiền mua thì chỉ còn một cách đọc tại chỗ, nếu là thơ của các nhà thơ tiền chiến thì học thuộc lòng. sau này mới hiểu, đôi khi không tiền mua sách lại hay, đọc cho thuộc nghĩa là đã cất nó vào trong đầu, trong trí nhớ. mà trí nhớ của 16 tuổi đủ rộng bằng cái thư viện nho nhỏ tha hồ chứa.
tôi đã cất vào kho trí nhớ của mình rất nhiều cuốn sách, thơ ca, âm nhạc về hà nội. khi ấy, đất nước chưa thống nhất, nhưng hồ gươm, chợ đồng xuân, đường cổ ngư, nghi tàm đâu xa lạ gì. bà hiền mẫu ở nhà lại mỗi khi trời sài gòn trở gió lại ra ngồi trước cửa thở dài… “ngoài bắc mùa này…”.
hà nội trong tôi thế đó; cũ kỹ, đầy thương nhớ của người này người nọ và những ngọn gió chuyển mùa. nhưng tôi chưa gặp bao giờ.
2. năm 1994…
lần đầu tiên chạm mặt hà thành với chiếc ba lô nhỏ mang theo chiếc hộp nhỏ đựng chút tro tàn của mẹ. đưa một người hà nội hàng chục năm ở sài gòn vẫn không nguôi thương nhớ về lại quê nhà.
chân đi như mơ, kìa hồ gươm, tháp rùa từng được nhìn qua hình ảnh. kìa 36 phố phường nhỏ hẹp, đan cài, cũ kỹ, liêu xiêu nhưng thân mật tựa vào nhau. kìa những con đường rợp mát hàng bàng, hàng sấu mùa hè. những cây bàng lá xanh như ngọc từng đọc trong nhặt lá bàng mùa đông, một truyện ngắn thạch lam. những vị sấu mà vị chua thanh nằm trong bát canh màu trắng tim tím ngày còn nhỏ mẹ thường nấu cho ăn (chẳng rõ vì sao sài gòn những năm 50, 60 lại có sấu?). nhưng cây sấu cổ thụ thì ra đã đứng đây từ đời nào nơi góc đường trương định – điện biên phủ, quận 3 nay vẫn còn.
hà nội lần đầu gặp gỡ trôi chậm trong tôi như một giấc mơ đen trắng… phố, đường, chợ, hồ, người, biệt thự kiểu pháp vàng màu thời gian… lạ lùng thật! nó không hề khác biệt với những gì từng được đọc, từng hình dung. nó như bất động với thời gian hay chính thời gian đi qua đây bất động? nhưng dẫu thế nào, cái ấn tượng lần đầu mãnh liệt tới nỗi khi trở về sài gòn – toà soạn báo tuổi trẻ, nơi làm việc thuở ấy – đồng nghiệp phải ghi lên bảng: “đã hết một tháng nói về hà nội, đề nghị đtq nói đề tài khác…”.
vâng! thì đề tài khác. nhưng hình ảnh cuối cùng, câu chuyện cuối cùng của lần đầu hà nội vẫn cứ phải kể thêm trước khi… qua chuyện khác; những bông hoa loa kèn trắng muốt, tháng tư ôm trên tay của một người áo đỏ, nón bê rê, tóc bay ngược gió đưa tiễn khi ta về lại sài gòn.
màu áo đỏ rực sáng trong buổi chiều tàn nắng. đẹp khôn cùng!
bài: đỗ trung quân
ảnh: trần việt đức