Trang chủ » Hội thảo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Hội thảo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

bởi Kien Truc - Kientruc.vn
0 comments

Ngày 4/3/2010, tại Hà Nội, Cục phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) đã tổ chức Hội thảo Quy hoạch chung  xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Đến dự hội thảo có đại diện Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Hiệp hội Quy hoạch và phát triển đô thị, lãnh đạo các bộ, ngành, cục, vụ, viện có liên quan… và các chuyên gia tư vấn quốc tế và trong nước.

Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe Liên danh tư vấn quốc tế ppJ (perkins Eastman – Hoa Kỳ, pOSCO E&C và JINA – Hàn Quốc) trình bày nội dung nghiên cứu đồ án lập quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Tiếp đó, các đại biểu đã thảo luận các nội dung chính của đồ án, góp ý chỉnh sửa, và đề xuất tiến trình cho các công việc tiếp theo…

pGS, TS Lưu Đức Hải, Cục trưởng Cục phát triển đô thị đồ án QHC cho biết: Các chuyên gia đang tích cực hoàn thiện Đồ án và sẽ trình Hội đồng thẩm định quốc gia vào tháng 4 tới, phấn đấu trong tháng 6/2010 đồ án sẽ được phê duyệt.

Theo đồ án: Thủ đô Hà Nội là đô thị hạt nhân, đa chức năng với chức năng hành chính, chính trị quốc gia là nổi bật. Các đô thị đối trọng là Tp thủ phủ của các tỉnh xung quanh Hà Nội. Các đô thị vệ tinh có chức năng riêng biệt hỗ trợ đô thị hạt nhân phát triển tạo thành chùm đô thị vệ tinh xung quanh đô thị hạt nhân tránh mô hình đô thị phát triển theo dạng lan tỏa và đô thị tập trung phát triển quá mức. phía đông và bắc Hà Nội hướng ra hệ thống cảng Hải phòng, Quảng Ninh phát triển đô thị vệ tinh và KCN sản xuất hàng hóa xuất khẩu khối lượng lớn gắn với hệ thống QL2, đường xuyên Á và sân bay quốc tế Nội Bài. phía tây vùng địa hình bán sơn địa dọc trên tuyến đường Hồ Chí Minh, QL21, có rừng Quốc gia Ba Vì, Hương Tích phát triển đô thị vệ tinh và các khu du lịch nghỉ dưỡng, khu công nghệ cao, một số công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật lớn. phía nam Hà Nội phát triển đô thị vệ tinh đảm nhận các chức năng về dịch vụ chuyển tải hàng hóa của vùng phía tây và tây bắc với một số khu vực phía nam Bắc bộ với hệ thống cảng, thông qua tuyến đường 5 – đường Đỗ Xá, Quan Sơn dự kiến làm mới.

Cấu trúc đô thị Hà Nội được xây dựng dựa trên các yếu tố phát triển bền vững là sự kết nối mạng đa cực, đa trung tâm, đa tầng bậc. Cụ thể, Thủ đô Hà Nội sẽ phát triển theo hướng gồm đô thị hạt nhân và 5 đô thị vệ tinh.

Đô thị hạt nhân là trung tâm chính trị, văn hóa, lịch sử, dịch vụ, y tế, đào tạo chất lượng cao của cả nước, khu vực và Tp Hà Nội, dân số khoảng 4 – 4,5 triệu người, được mở rộng từ đô thị lõi lịch sử về phía tây đến tuyến đường vành đai IV, về phía bắc sông Hồng – khu vực Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm theo định hướng của QHC được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1998. trong đó, Tp lõi lịch sử được kiểm soát bảo tồn nghiêm ngặt các di sản văn hóa Thăng Long cổ và lối sống truyền thống của người Hà Nội, dân số tối đa là 0,8 triệu người, khống chế kiểm soát mật độ và tầng cao xây dựng. Chuỗi đô thị nằm dọc đường vành đai IV Đan phượng – Hoài Đức – Hà Đông – Thường Tín sẽ xây dựng với mật độ cao, ưu tiên về cảnh quan cây xanh mặt nước. Chuỗi đô thị này sẽ ôm lấy đô thị lõi lịch sử, có vùng đệm ngăn cách bởi hành lang xanh dọc sông Nhuệ và tiếp nhận nhiều đồ án từ hơn 750 dự án đang rà soát, cập nhật.

Khu vực Gia Lâm, Long Biên phát triển dịch vụ chất lượng cao như thương mại, tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, đào tạo nghề, y tế chuyên sâu… và hỗ trợ các ngành công nghiệp dọc QL5. Đông Anh phát triển thương mại giao dịch quốc tế, công nghiệp kỹ thuật cao, du lịch sinh thái gắn với bảo tồn di tích Cổ Loa và đầm Vân trì, trung tâm thể thao Tp Hà Nội (ASIAD). Mê Linh là khu đô thị dịch vụ và công nghiệp sạch, đa ngành, kỹ thuật cao kết nối với sân bay Nội Bài, phát triển trung tâm triển lãm EXpOR, hội chợ hoa kết hợp trung tâm khoa học công nghệ chuyên ngành hoa và cây.

5 đô thị vệ tinh là Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, phú Xuyên – phú Minh và Sóc Sơn có dân số từ xấp xỉ từ 21 – 75 vạn người/đô thị. Mỗi đô thị vệ tinh sẽ có một hoặc nhiều nhân tố chính để tạo công ăn việc làm và có chức năng đặc thù riêng để hỗ trợ, chia sẻ với đô thị trung tâm về nhà ở, đào tạo chất lượng cao, công nghiệp, dịch vụ… trong đó Hòa Lạc là đô thị khoa học, nơi tập trung trí tuệ và công nghệ tiên tiến nhất của Việt Nam, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước và vùng. Sơn Tây là đô thị văn hóa lịch sử du lịch sinh thái, phát triển tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp sinh thái, là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội cửa ngõ tây bắc Thủ đô. Xuân Mai là đô thị đại học và dịch vụ cửa ngõ phía tây nam Hà Nội. Ở phía nam của Thủ đô, đô thị vệ tinh phú Xuyên – phú Minh sẽ phát triển công nghiệp, kho tàng, các dịch vụ trung chuyển, đầu mối phân phối, tiếp vận hàng hóa và Logistics phân phối nông sản vùng. Ở cửa ngõ phía bắc Hà Nội, Sóc Sơn là đô thị công nghiệp, dịch vụ cảng hàng không Nội Bài gắn với bảo tồn khu vực núi Sóc.

Đồ án QHC đồng thời thiết lập hành lang xanh dọc sông Đáy, sông Tích, sông Cà Lồ nhằm phân tách kiểm soát ngưỡng phát triển của đô thị hạt nhân và các đô thị vệ tinh. Hành lang xanh chiếm 68% tổng diện tích đất tự nhiên, có chức năng bảo vệ những khu vực tự nhiên quan trọng như hệ thống sông hồ, vùng núi Ba Vì, Hương Tích, Sóc Sơn, bảo vệ vùng nông thôn, nông nghiệp năng suất cao, các làng xóm, làng nghề truyền thống, các di tích văn hoá và kiểm soát lũ lụt.

trong khu vực hành lang xanh, xây dựng đường cảnh quan bắc-nam và 3 đô thị sinh thái mật độ thấp là phúc Thọ, Quốc Oai, Chúc Sơn (quy mô dân số tối đa 5 vạn người/đô thị) tại giao cắt của 3 tuyến chính QL6, đường Láng – Hòa Lạc và QL32. Bên cạnh đó, duy trì các thị trấn hiện hữu như phùng, Tây Đằng, phúc Thọ, Liên Quan, Kim Bài, Vân Đình, Đại Nghĩa, Thường Tín… và hình thành mới một số thị tứ. Các đô thị sinh thái và các thị trấn, thị tứ có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công cộng hỗn hợp cho khu vực nông thôn.

Vành đai xanh dọc theo sông Nhuệ kết nối các không gian mở và hệ thống công viên đô thị tạo vùng đệm và là không gian cách biệt giữa đô thị lõi lịch sử với phần mở rộng mới của đô thị hạt nhân trên tuyến vành đai IV tránh việc phát triển theo vết dầu loang. Vành đai xanh dọc sông Nhuệ sẽ giảm tối đa mật độ xây dựng, tiến tới không phát triển dân cư đô thị chỉ có các công trình công cộng sinh thái cây xanh và mặt nước,

Đồ án QHC ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông hiện đại, nâng cấp và bổ sung mới hệ thống quốc lộ, đường vành đai, đường cảnh quan và hệ thống giao thông công cộng lớn để kết nối thuận tiện đô thị hạt nhân, đô thị vệ tinh và toàn bộ khu vực khác trong và ngoài Tp Hà Nội. Xây dựng tuyến đường trục Thăng Long kết nối giữa Ba Vì với trung tâm Ba Đình lịch sử. Ngoài chức năng về giao thông, đây cũng là trục không gian văn hóa kết nối văn hóa Thăng Long và văn hóa Xứ Đoài. trên tuyến trục sẽ xây dựng mới công trình văn hóa, lịch sử và giải trí của cả nước và Hà Nội. trung tâm hành chính quốc gia dự kiến sẽ đặt tại khu vực Ba Vì – Hòa Lạc, gắn với trục Thăng Long.

Có thể bạn cũng thích

Leave a Comment

Về chúng tôi

Kientruc.vn là trang thông tin dành riêng cho những ai đam mê kiến trúc và xây dựng, nơi hội tụ của những ý tưởng sáng tạo, giải pháp đột phá, và niềm đam mê cháy bỏng với nghề. Hơn cả một nền tảng trực tuyến, chúng tôi mong muốn trở thành người bạn đồng hành, kết nối kiến trúc sư, kỹ sư, chủ đầu tư, giữ lửa đam mê và chung tay tạo nên những công trình đẹp làm rạng danh Việt Nam.

@2024 – All Right Reserved kientruc.vn.