trên địa bàn p.phương liên (q.đống đa, tp hà nội), 18 năm qua, người dân tổ 23a cùng phải chịu “án treo” với dự án quy hoạch (qh) công viên 3 mẫu.
bác nguyễn thị liên, tổ trưởng tổ dân phố cho biết: qh công viên 3 mẫu có từ năm 1990. ban đầu khu đất giáp hồ 3 mẫu, trên địa phận tổ được qh đầu tư xây dựng khu nhà ở cao 11 tầng, sau đó, nghe nói qh thành khu công viên với nhà văn hoá, sau nữa lại thấy bảo xây dựng nhà ở cao 9 – 15 tầng… đến bây giờ thì chính bác, người đảm nhiệm chức danh tổ trưởng tổ dân phố gần 35 năm này cũng không rõ khu đất nói trên được qh làm gì. chỉ biết, cách đây 2 năm, khu đất này vẫn còn là một núi rác. núi rác khổng lồ đến nỗi có người ví nó… tựa núi yên tử. sau rất nhiều năm kiến nghị lên xuống, báo chí vào cuộc thì núi rác mới được cty môi trường đô thị xử lý. khu đất trống tiếp tục trở lại với thân phận của khu đất trống. nhưng việc bốc núi rác đi mới chỉ giải quyết được một trong rất nhiều những bức xúc mà các hộ dân nằm trong qh công viên 3 mẫu phải chịu đựng. 18 năm qh không được triển khai là 17 năm các hộ dân này không được sử dụng nước sạch của cty cấp nước tp, không được xây dựng, cơi nới các công trình, không chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mà thực ra nếu ai có muốn chuyển nhượng thì cũng chẳng người mua nào muốn dây với đất nằm trong qh). ngay cả điều tối thiểu nhất là có số nhà thì hàng trăm hộ dân ở tổ cũng không có nốt. họ có cùng một địa chỉ duy nhất tổ… 23a. bác liên kể chuyện, năm cháu bác thi đại học, bí quá, bác tự viết lên cửa nhà số nhà cũ từ 17 năm về trước. lẽ dĩ nhiên “nhà thép” không biết đến số nhà này. họ đã gửi lại giấy báo thi ở một nhà khác phía ngoài. nhà này tiếp tục loan báo tìm chủ nhân của giấy báo thi… theo bác liên, hầu hết các nhà đành phải lấy địa chỉ liên lạc là địa chỉ cơ quan. nhưng những trường hợp như đưa gas thì người ta vẫn cứ… gõ cửa nhà tổ trưởng tổ dân phố để nhờ đưa đến nhà đặt dịch vụ. cũng may, bác làm công tác này nhiều năm nên biết rõ từng nhà chứ sống ở đô thị, có khi nhà nọ cách nhà kia vài trăm mét nhưng chắc gì đã biết nhau. bác liên dẫn chúng tôi tham quan một vòng những điểm bức xúc của người dân. nước sạch thì không có (các hộ phải dùng nước giếng khoan) nhưng nước thải thì thừa. chúng tôi thấy ngay bên cạnh khu đất trống nêu trên là những vũng nước thải đen xì, hôi thối. bác liên cho biết, vào những ngày nắng, sự hôi thối càng trở nên khủng khiếp. các hộ dân đã nhiều lần kiến nghị cho đào cống dẫn nước thải ra hồ 3 mẫu cách đấy chưa đầy 10m. nhưng cơ quan quản lý hồ không đồng ý với lý do nước thải sẽ làm cho hồ bị ô nhiễm. dân lại kiến nghị đào rãnh dẫn nước thải vào hệ thống thoát của tổ bên cạnh cũng không được phép vì rãnh đào trong vùng qh. sau này, nếu qh được triển khai, mất rãnh, dân lại kiện cáo nên tốt nhất cứ để nước thải chảy lênh láng như hiện nay rồi… tự bay hơi. 18 năm đủ để một đứa trẻ mới chào đời đến tuổi nhập ngũ. dân số tăng, đời sống thay đổi nhưng những nhà dân nằm trong qh không được phép xây dựng mới hay cơi nới. có nhà dân chỉ đưa một miếng tấm lợp nhựa lên phần sân nhà để chống nóng cũng bị nhắc nhở. nhà khác, các con trưởng thành, lập gia đình, xây tạm một tầng lửng phía trên nhà một tầng cũ cũng bị phạt. chủ nhà phải viết cam kết không đòi đền bù phần cơi nơi khi qh được triển khai sau này thì mới không bị cưỡng bức phá dỡ. không được xây dựng nhà một lẽ, đường ngõ xóm cũng bị bỏ qua. giữa thủ đô mà ngày mưa đường vào các hộ dân ven hồ lầy lội, bẩn thỉu. ba năm trước, một người dân trong khu bức xúc quá, hào phóng ủng hộ tổ 15 triệu đồng, các nhà còn lại góp 50 nghìn đồng để làm đường bê tông. tất cả đánh liều đặt cuộc: làm đường để đi trong vài tháng cũng được. nếu qh triển khai, chấp nhận cho phá bỏ. không biết là đáng vui hay đáng buồn nữa khi mà 3 năm qua, qh hồ 3 mẫu vẫn dậm chân tại chỗ, trong khi người dân tiếp tục cuộc sống tạm bợ. |
Khổ vì… vướng quy hoạch
2