chẳng phải ánh lửa bập bùng của buổi tối mùa đông với câu chuyện cổ tích về mụ phù thủy hay cô tiên xinh đẹp. cũng không phải cảnh quây quần bên lò sưởi với những thanh củi ném vào lò nổ lép bép, bên ngoài là tuyết lạnh. đấy là hình ảnh ở một xứ sở nào xa lắm mãi tận trời âu.
còn ở đây, chúng là những cái lò sưởi có số phận lạ kỳ, phải gánh trên mình nhiều nỗi truân chuyên, những thăng trầm định mệnh…
.. . . |
vẫn là trang trí nhưng có vẻ như tính nguyên bản còn nhiều và khá nhã nhặn, lịch lãm |
người pháp mang sang đông dương những cái lò sưởi ấy, chúng được sinh ra trong những căn biệt thự, sống trong lòng nó, và thăng trầm cùng nó. trong những căn biệt thự pháp cũ ở hà nội hay đà lạt, bên cạnh những thành phần kiến trúc khác như tường, cửa, mái, nền nhà mang những nét đặc trưng đông dương, thì những cái lò sưởi xây gạch là một thành phần đầy chất “chính quốc”, nguyên bản và độc đáo..
nằm trong một phòng tranh, tính trang trí được đẩy lên quá cao bởi sự cẩn ghép những viên mosaic sặc sỡ, nhưng đúng thôi, vì là phòng của một nhà điêu khắc có tiếng mang đặc phong cách |
nhìn những cái lò sưởi trong phòng ngủ một ngôi nhà pháp, thấy nó lồi ra khỏi bức tường nhưng ta có cảm giác không thể nào “dứt” nó ra, hay chuyển nó đi đâu được. như một bộ phận của một cơ thể sống, nó gắn kết hài hòa và có thần sắc.
nhưng những cái lò sưởi đầu tiên mà tôi nhìn thấy là những cái lò sưởi đã không còn đốt lửa. những cái lò sưởi nguội lạnh, tróc vôi, sứt sẹo trong căn phòng lúc nào cũng lờ mờ ánh đèn đỏ quạch vì điện yếu, bốn bức tường nhiều năm không được quét vôi, khi ngôi biệt thự biến thành nhà tập thể chia cho nhiều căn hộ gia đình.
thoạt đầu tôi nhận ra chúng là những cái tủ “buýp phê”. trên đó người ta để chai, lọ, thuốc chữa bệnh, giấy tờ, sổ sách và tranh ảnh. có nơi người ta lại lấy chúng làm bàn thờ.
ông cụ tôi dùng cái lò sưởi làm nơi để rượu. ông tống vào đấy đủ các loại chai hũ to nhỏ, quốc lủi, rượu mơ, rượu thuốc.
về sau này, cái khó ló cái khôn. vào những mùa đông hà nội thiếu củi, lại thấy ông lúi húi nổi lửa, đốt bằng cành cây, vỏ thùng các tông, giấy báo và nhiều khi bằng cả lốp xe đạp cũ cháy vèo vèo và tỏa ra mùi khét lẹt. ấy là khi ông đun nước tắm.
những hình ảnh ấy không mang màu cổ tích, không lãng mạn, nó chứa đựng chân thật những biến đổi, tính muôn mặt hà khắc của đời sống, nhưng nó hằn sâu hơn cổ tích.
là sự “làm dáng” đây. nguyên là phòng tiệc của một biệt thự, nay được làm phòng ăn cho resort ở đà lạt |
giờ đây nhiều căn biệt thự lại một lần thay thân đổi phận, chúng đã có chủ và ở nhiều nơi, người ta đã đưa chúng trở về với thân hình cũ, nhưng lại với một thân phận mới. nhiều căn nhà được phục chế, đẹp và sang, nhưng không còn là nơi ở mà thành nhà hàng, quán cà phê.
những cái lò sưởi cũ được trả lại vẻ đẹp đẽ đài các, được sơn lại, ốp gỗ, đá, gạch trang trí các loại, có cái còn sặc sỡ hơn xưa. nhưng cái chức năng làm chỗ đốt lửa sưởi ấm cũng không còn nữa, mà chỉ là một thành phần trang trí sang trọng trong nhà. do vậy, cái hồn cốt cũ vẫn còn lưu lạc phương nào? nhưng dù sao, tuy đã “tắt lửa lòng”, thì những cái lò sưởi ấy vẫn mang đến sự ấm áp nào đó, dù chỉ bắt đầu từ thị giác vì cái sức gợi riêng của mình. và như một ngọn lửa vô hình không mang nhiệt, nó vẫn tỏa một hơi ấm dai dẳng theo năm tháng.
bài: tạ mỹ dương – ảnh: xuân bình
(ktnđ số 12-2007)