Mỏ cát trắng Thủy triều thuộc huyện Cam Lâm và huyện Cam Đức đã được thăm dò và phê duyệt trữ lượng. Cát tại đây có chất lượng tốt, đảm bảo các tiêu chuẩn làm thủy tinh pha lê, thủy tinh quang học và những chủng loại thủy tinh cao cấp khác. Hiện nay nhiều nước trong khu vực và trên thế giới không có loại cát này và phải nhập khẩu từ Việt Nam.
Mỏ cát trắng Thủy triều được Bộ Công nghiệp nặng (nay là Bộ Công thương) cấp phép cho các đơn vị khai thác là Công ty Cổ phần khoáng sản Khánh Hòa (Minexco) với diện tích khai thác 350 ha, trữ lượng 22,82 triệu tấn (tại Quyết định số 316/CNNg/KTM ngày 25/8/1990) và cho Công ty cát Cam Ranh-Fico với diện tích khai thác là 263,25 ha, trữ lượng được khai thác là: 13,98 triệu tấn (tại Quyết định số 268/CNNg/KTM ngày 08/10/1990). Ngày 20/5/2003, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thổng thể phát triển khu vực vịnh Cam Ranh thời kỳ đến năm 2010 tại Quyết định số 101/2003/QĐ-TTg, trong đó định hướng phát triển khu vực Bắc bán đảo Cam Ranh là khu du lịch chất lượng cao. Ngày 16/01/2004, UBND tỉnh Khánh Hòa có Quyết định số 177/QĐ-UB về việc phê duyệt chung khu du lịch Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa đã bao trùm lên toàn bộ mỏ cát Thủy triều-Cam Ranh (kể cả phần mỏ của Công ty Minexco và phần mỏ của Công ty cát Cam Ranh-Fico), mà chưa lấy ý kiến thỏa thuận với các Bộ ngành liên quan (Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường). Hiện nay, một phần diện tích mỏ cát trắng Thủy triều (khoảng 150 ha đã cấp phép cho Công ty cát Cam Ranh-Fico) đã bị chồng lấn bởi các công trình như: trụ sở UBND xã, Bưu điện xã Cam Hải Đông, lưới điện 35 KV, đường cao tốc từ khu Bãi Dài đi Sân bay Cam Ranh, cấp cho các dự án du lịch phần mỏ phía bờ Đông. Tuy nhiên, tại các văn bản số 693/UBND ngày 17/02/2006; số 1450/UBND ngày 28/3/2006 và số 3830/UBND ngày 10/7/2006 của UBND tỉnh Khánh Hòa đề nghị đưa phần diện tích mỏ cát trắng 100 ha đã cấp cho Công ty cát Cam Ranh-Fico vào quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng của cả nước hoặc thuộc diện dự trữ quốc gia. Theo báo của Tổng Công ty VLXD số 1 tại công văn số 134/TCT-Vp ngày 26/02/2010, thực hiện quy định của Luật Khoáng sản bổ sung năm 2005, từ năm 2006 Công ty cát Cam Ranh-Fico đã hoàn tất các hồ sơ gồm Luận chứng kinh tế kỹ thuật, báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư khai thác mỏ cát trắng Thủy triều công suất 300.000 tấn/năm, bản đồ định vị các mốc tọa độ khép góc phần diện tích 100 ha, cùng các hồ sơ khảo sát, thiết kế khai thác, phương án hồi phục môi trường, … cần thiết cho việc xin cấp lại giấy phép khai thác mỏ. Báo cáo đánh giá tác động môi trường (viết tắt ĐTM) được Hội đồng thẩm định cấp tỉnh tổ chức phản biện thông qua ngày 12/3/2007. Công ty cát Cam Ranh và Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã liên tục có các tờ trình đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt ĐTM dự án đầu tư (công văn số 1438/STNMT-KS ngày 20/9/2007, công văn số 1887/STNMT-N ngày 28/11/2007, tờ trình số 259/TT-STNMT ngày 27/7/2008 và số 1950/STNMT-CCBVMT ngày 12/11/2008). Ngaứy 11/5/2009, UBND tỉnh Khánh Hòa ủaừ coự vaờn baỷn soỏ 2171/UBND traỷ lụứi cho Coõng ty caựt Cam Ranh-FiCo với lý do căn cứ vào Quyết định số 101/2003/QĐ-TTg ngày 20/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ, xác định mục tiêu chính Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh là khu du lịch biển hiện đại mang tầm quốc gia, UBND tỉnh Khánh Hòa chưa phê duyệt “Báo cáo đánh giá tác động môi trường” vì cho rằng mỏ cát trắng Thủy triều chồng lấn với quy hoạch Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh và đang báo cáo các Bộ, ngành trung ương quyết định. Ngày 10/9/2009, Bộ Xây dựng có văn bản số 1941/BXD-VLXD phúc đáp công văn số 2903/UBND ngày 16/6/2009 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc lấy ý kiến thỏa thuận khu vực cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, trong đó đã đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa đưa ra ngoài khu vực cấm hoạt động khoáng sản có diện tích 100 ha thuộc mỏ cát trắng Thủy triều, xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm của Công ty cát Cam Ranh-Fico. Đề nghị đó phù hợp và thống nhất với các đề nghị của tỉnh Khánh Hòa trước đó nhằm tránh để chồng lấn lên phần diện tích cát trắng đã được đánh giá là có chất lượng tốt và quý hiếm. Tại Khoản 5 Điều 9 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản năm 2005 về trách nhiệm bảo vệ tài nguyên khoáng sản đã quy định “Tổ chức, cá nhân lập quy hoạch xây dựng khu dân cư tập trung, công trình cố định ở khu vực có tài nguyên khoáng sản đã được điều tra đánh giá hoặc đã được thăm dò, phê duyệt trữ lượng khoáng sản phải trình kèm ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này khi trình duyệt quy hoạch”. Như vậy, mỏ cát Thủy triều tỉnh Khánh Hòa đã được điều tra đánh giá và phê duyệt trữ lượng, đặc biệt đang được các cơ quan quản lý khai thác và sử dụng từ những năm 1990, do đó, đối với bất cứ quy hoạch xây dựng có chồng lấn lên khu vực trên cần thiết phải có ý kiến thỏa thuận của các cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản. Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ phần diện tớch 100 ha mỏ cát trắng Thủy triều, huyện Cam Lâm và 90 ha mỏ cát Thủy triều xã Cam Hải Đông, huyện Cam Đức, tỉnh Khánh Hòa (đang được các đơn vị quaỷn lý khai thaực) vào quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng của cả nước ủeỏn naờm 2020. phần diện tích của mỏ khoáng sản trên, sau khi được khai thác triệt để tài nguyên khoáng sản thì việc phục hồi môi trường, phát triển du lịch sinh thái là cần thiết và đã được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật hiện hành. |
Kiến nghị Chính phủ đồng ý bổ phần mỏ cát trắng tỉnh Khánh Hòa vào quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng
9