|
Ngôi nhà được giới thiệu này
không phải là một sự thành công theo hướng đi tìm sự khác biệt trong tạo hình
không gian. Nó được cải tạo lại trên cơ sở một khung nhà cũ đã khá định hình và
chủ nhà cũng không muốn “đập phá” quá nhiều. Qua các ảnh minh họa có thể thấy
rằng việc thành công của thiết kế này biểu hiện trong sự tự tin và thoải mái của
người ở.
|
|
Cái chất “văn hóa” của không gian
đã được “làm giàu” hơn khi kiến trúc sư tạo dựng được các bề mặt theo phương
đứng cũng như phương ngang để chủ nhà bài trí, thể hiện các sở thích, thú sưu
tầm của mình một cách tự nhiên nhất. Các yếu tố trang trí dù có nguồn gốc khác
nhau, khi là hình tư liệu các khu phố cổ, cũ, khi là các bức tranh do bạn bè
người thân tặng, khi là các món đồ lưu niệm nhỏ xinh được chủ nhà sưu tầm trong
các chuyến công tác trong và ngoài nước, nhưng tất cả đều được sắp đặt một cách
tự nhiên.
|
|
Rõ ràng nếu không có vốn sống
phong phú khó có thể tổ chức được một không gian sống như vậy. Ai đó có thể có
nhận xét rằng hơi rườm rà, hay vấn đề liều lượng cần xem lại. Song, theo cách
nhìn, cách cảm của mình, tôi thấy trân trọng những con người biết thể hiện cá
tính, “gu” thẩm mỹ của mình trong không gian.
|
|
Nếu mỗi gia đình dù ít, dù nhiều,
theo cách này hay cách khác, biết tạo ra cái “tôi” cho ngôi nhà của mình thì văn
hóa ở của người Việt tôi tin là sẽ rất phong phú và có đặc trưng riêng. Đến đây
tôi chợt nhớ lại mấy vần thơ của người bạn vong niên – ông Doãn Quốc Vinh – mang
tựa đề “Nhà…”:
“Thanh thản mỗi sáng… bước ra
Ngóng trông chiều tối, thềm nhà… bước vô”.
|
|
BÀI và ẢNH: KTS
VŨ HỒNG CƯƠNG
(KTNĐ số
3-2008)