lịch sử kiến trúc, cũng như bất kì một ngành nghiên cứu lịch sử có nguyên tắc nghiên cứu về sự giới hạn và sự tiềm ẩn của lịch sử. điều đó có nghĩa là dưới một cùng một sự kiện chúng ta có thể có nhiều cách nhìn nhận và suy diễn khác nhau, phụ thuộc vào hoàn cảnh quan sát. từ đó cho phép nảy sinh ra một số lượng lớn các quan điểm nghiên cứu về lịch sử kiến trúc, đặc biệt ở phương tây
vào thế kỉ 19, kiến trúc cổ điển được nhìn nhận từ góc độ hình thức, nhất mạnh xuống đặc điểm hình thái của hình thức, kĩ thuật và vật liệu. thời kì này cũng chứng kiến sự xuất hiện các kiến trúc sư riêng lẻ, sự pha trộn của các luồng tư tưởng mà sau này sẽ trở thành chủ đề cho các phong trào nghệ thuật. trên những bình diện đó, lịch sử kiến trúc là một nhánh phân ngành của lịch sử nghệ thuật, tập trung vào lịch sử phát triển tiến hóa của các nguyên tắc và phong cách thiết kế công trình và thiết kế đô thị.
dưới ảnh hưởng của sự đa nguyên hậu hiện đại, các nhà lý thuyết gần đây cố gắng mở rộng kiến trúc ra những diễn dịch mới đa dạng hơn. những lý thuyết ngôn ngữ (linguistic) thịnh hành trong giữa thập niên 1990 cố gắng nhìn nhận các thành tố kiến trúc nhưng một ngôn ngữ độc lập, đóng góp và sự phát triển của lý luận phê bình (critical theory). các nghiên cứu về chú giải ngôn ngữ (hermeneutics) đóng góp những khía cạnh khác cho lịch sử kiến trúc và các bản tính trọng điểm của kiến trúc được xem như những hiện tượng. tất cả đều tìm cách tiếp cận và xác định kiến trúc như một dạng của ngôn ngữ. hai cách nhìn nhận đó khác nhau ở các khái niệm tham khảo, trong khi lý thuyết phê bình chủ yếu mang tính tự tham chiếu các đặc điểm cá nhân (seft-referential), còn chú giải ngôn ngữ nặng về nghiên cứu bối cảnh tình huống (contextual).
xu thế chung của thời đại có thể xem như một phản ứng với các quan điểm siêu hình, nặng tính lý thuyết trước đó, cũng những ưu thế của những biểu hiện siêu hiện đại trong quá trình toàn cầu hóa, hậu tư bản (late capitalism) và dân chủ tự do mới (neo-liberal democracy). sự gia tăng nhận thức dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa thuộc địa cũng thúc đẩy quá trình xem xét lại về kiến trúc ở các quốc gia thuộc địa hóa và tìm kiếm sự giải phóng khỏi những quan điểm lý thuyết và thực hành không phù hợp của phương tây.
nhìn chung, lịch sử kiến trúc phương tây được phân loại rõ ràng thành từng giai đoạn phát triển trong khi ở nền văn hóa ngoài phương tây lịch sử kiến trúc ít liên quan đến đến các bối cảnh lịch sử. dưới ảnh hưởng của quá trình thuộc địa và sự ưu thế của văn hóa phương tây, vấn đề lại càng trở nên phức tạp hơn. các nhà viết sử hậu hiện đại đang cố gắng xác định cốt lõi của vấn đề. tuy nhiên do tầm vóc quá lớn, người ta vẫn chưa tìm thấy được một sự đồng thuận của các nhà viết sử, thậm chí quan điểm của cá nhân đôi khi cũng không thống nhất, biến đổi theo thời gian. nhưng có thể nói rằng, lịch sử kiến trúc phản ánh sự phát triển chung của lịch sử nhân loại.
kỳ tới: kiến trúc thời kỳ đồ đá.