chương trình dân sinh vùng lũ là một trong 4 chương trình trọng điểm của tỉnh long an. tuy đã được triển khai từ năm 2001 nhưng đến nay, hàng ngàn hộ dân trong vùng thuộc chương trình này vẫn còn chạy lũ. việc xây dựng cụm, tuyến dân cư vượt lũ, tuy đã đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, nhưng đến nay chỉ có 37/165 cụm, tuyến hoàn thành hạ tầng kỹ thuật, bố trí hơn 10.000 dân vào ở, đạt tỷ lệ rất thấp so với yêu cầu. hàng ngàn hộ dân vẫn phải chạy lũ, nhất là ở các huyện đầu nguồn lũ như: tân hưng, vĩnh hưng, mộc hóa, mỗi khi lũ về mỗi huyện có từ 500 đến 1.000 hộ phải di dời để né lũ. chỉ tiêu 100% hộ dân có nhà ở an toàn trong vùng lũ đạt rất thấp, hiện nay còn hơn 10.000 hộ nhà cửa tạm bợ. ngoài ra, trong vùng chương trình còn 18/79 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã; hệ thống thủy lợi cũng chỉ mới phục vụ tưới tiêu 70% đến 80% diện tích. do đó việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi ở các huyện vùng đồng tháp mười rất chậm, chủ yếu sản xuất cây lúa là chính. nhiều mô hình sản xuất đã được hình thành mang hiệu quả kinh tế cao như: mô hình xen cánh lúa đông xuân – dưa hấu mùa nghịch, trồng bắp lai ở vụ đông xuân, nuôi cá trong ruộng lúa, nhưng do cơ sở hạ tầng phát triển chậm nên không nhân rộng được mô hình. các hộ dân vào cụm, tuyến dân cư cuộc sống gặp nhiều khó khăn, chưa thu hút được người dân. từ nay đến 2010, tỉnh thực hiện ưu tiên vốn xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng trong cụm, tuyến dân cư còn lại, coi đây là kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế-xã hội hàng năm của từng huyện. ubnd các huyện tân hưng, vĩnh hưng, mộc hóa, tân thạnh, thạnh hóa, thủ thừa, bến lức, đức huệ, đức hòa chủ động khai thác nguồn vốn thu từ bán nền nhà sinh lợi và ngân sách địa phương kết hợp lòng ghép vốn các chương trình như chương trình vệ sinh môi trường, nước sạch để tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng ở các cụm, tuyến dân cư, nhằm giải quyết vấn đề nhà ở cho tất cả các hộ dân sinh sống an toàn trong mùa lũ và phấn đấu đến năm 2010 không còn tình trạng chạy lũ. tỉnh cũng thực hiện ưu tiên các dự án thuỷ lợi phục vụ đa mục tiêu như: dự án kênh phước xuyên, dương văn dương – la grăng, năm ngàn – bắc đông, kênh 61, kênh 12, kênh 28 sớm đưa vào phục vụ thoát lũ, tưới tiêu từ 90% đến 100% diện tích đến năm 2010 và đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, khai thác thế mạnh vùng lũ phát triển nuôi thủy sản phục vụ xuất khẩu. tỉnh tích cực huy động nhân dân đóng góp kết hợp nguồn ngân sách của huyện, tỉnh, phấn đấu đến năm 2010 các huyện vùng đồng tháp mười có 100% đường ô tô đến trung tâm xã, tạo điều kiện thuận đi lại và sản xuất trong vùng lũ. các huyện phối hợp với các ngành mở các lớp tập huấn, dạy các nghề thủ công như: đan lục bình, đóng ghe xuồng, sửa chửa máy nông cơ để từng bước tạo việc làm ổn định các hộ dân vào cụm, tuyến dân cư; xây dựng các mô sản xuất, chăn nuôi thích hợp với vùng lũ như mô hình nuôi cá theo ruộng lúa, mô hình xen canh 2 vụ lúa 1 vụ màu, mô hình nuôi thủy sản mùa lũ để khai thác lợi thế vùng ngập lũ phát triển kinh tế nâng cao đời sống của người dân./. |