hình thành đặc khu kinh tế cửa khẩu quốc tế thanh thuỷ để tạo vùng kinh tế động lực, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy những thế mạnh của vùng, từ đó đưa tỉnh hàgiang thoát khỏi một tỉnh nghèo. đó là mong mỏi của người dân miền cực bắc này. đất lành
là một tỉnh biên giới có nhiều tiềm năng với 270km đường biên giới và 4 cửa khẩu, trong đó thanh thuỷ là cửa khẩu chính, còn 3 cửa khẩu phụ là săm pun, phó bảng và xín mần. đây cũng là nơi có nhiều tiềm năng để phát triển các sản phẩm hàng hoá trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, công nghiệp, xuất nhập khẩu, du lịch và dịch vụ kinh tế cửa khẩu. nhưng, do xuất phát điểm thấp, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, đến nay hà giang vẫn là một tỉnh nghèo. chính vì vậy, quyết định nâng cấp cửa khẩu quốc gia thanh thuỷ lên thành cửa khẩu quốc tế và biến nơi đây thành một đặc khu kinh tế cửa khẩu tạo khâu đột phá cho hà giang là điều hết sức cần thiết. cửa khẩu thanh thuỷ nằm bên bờ sông lô mềm mại, dưới chân dẫy núi tây côn lĩnh – một khu bảo tồn thiên nhiên, với nhiều cảnh đẹp của thung lũng hoa đào cùng nhiều làng nghề truyền thống đặc sắc. cửa khẩu cách trung tâm thị xã hà giang 22km, nằm ven theo trục ql2 và ql4d, nên việc giao thương với các địa phương khác rất thuận lợi. qua cặp cửa khẩu thanh thuỷ (việt nam) và thiên bảo (trung quốc) sang nước bạn đi khoảng 40km là tới thị trấn malypho, và khoảng 120km là tới trung tâm của châu vân sơn thuộc tỉnh vân nam (trung quốc). đây cũng là vùng nằm trong quy hoạch phát triển hành lang kinh tế cửa khẩu việt nam đến năm 2020 nên nó là một trong những đầu mối của hành lang kinh tế hà nội – lạng sơn – nam ninh; hà nội – lào cai – vân nam và hà nội – móng cái – phòng thành. ngoài ra, trong tương lai nơi đây sẽ xây dựng sân bay dân dụng phong quang tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại bằng đường hàng không. chạy qua cửa khẩu này là đường dây mua điện từ nước bạn sang phục vụ một số tỉnh phía bắc, đặc biệt là khu gang thép thái nguyên. dự tính đến năm 2010, với việc quy hoạch xây dựng các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ hà giang sẽ cung cấp đủ lượng điện phải mua này. “với một vị trí thuận lợi về giao thông và đẹp về mặt phong thủy nên đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh ở đây. điển hình là hai nhà máy lắp ráp ô tô giải phóng và trường thanh” – anh nguyễn viết lợi, trưởng bql khu kinh tế cửa khẩu cho biết. cần một cơ chế đặc thù hiện nay, hà giang đang tiến hành xây dựng để nâng cấp cửa khẩu này lên thành cửa khẩu quốc tế, hoàn thành đề án “phát triển khu kinh tế thương mại đặc thù” trình thủ tướng chính phủ. theo đó, sẽ mở rộng quy hoạch không gian khu kinh tế này từ 2 xã với diện tích tự nhiên hơn 11 nghìn héc-ta lên 7 xã với diện tích gần 29 nghìn héc-ta và được chia làm 3 khu chính là: trung tâm cửa khẩu thuộc xã thanh thuỷ là nơi giao dịch, lưu trữ kho bãi… phục vụ cho xuất nhập khẩu; khu vực 2 gồm 3 xã phân bổ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ… tại đây có các phân khu như: kcn, du lịch, dân cư và vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây dược liệu; khu phân bố lâm nghiệp, bảo vệ rừng kết hợp với phát triển khu du lịch sinh thái, phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ, vùng cây dược liệu, nuôi cá hồi, cũng gồm 3 xã. tại đây có các phân khu như: bảo tồn thiên nhiên tây côn lĩnh, du lịch sinh thái thung lũng hoa đào, cụm công nghiệp, vùng cây công nghiệp, dược liệu và các điểm dân cư. việc phát triển khu kinh tế – thương mại này không những tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các dự án hợp tác thương mại và đầu tư trong và ngoài nước mà còn biến nơi đây thành một khu đô thị miền núi. vừa qua, nhà nước đã hỗ trợ mỗi hộ dân 30 triệu đồng để xây nhà tại khu dân cư biên giới ven suối nà la. con suối là đường biên giới tự nhiên giữa hai nước việt – trung. tường chắn đất suối nà la ở khu vực này cũng là một trong những hạng mục vừa được hoàn thành với dãy lan can inox. hy vọng rằng, khi khu kinh tế – thương mại này được phê duyệt và xây dựng xong đi vào hoạt động nó sẽ là một ngôi sao sáng long lanh trên dãy tây côn lĩnh. |
Ngôi sao sáng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh
0
previous post