gió mát và không khí yên bình của làng quê miền trung được chào đón ở ngôi nhà này ngay từ lối vào nhà.
mở ra bốn bề giao tiếp với thiên nhiên, một nét lạ của ngôi nhà ở làng quê miền trung |
chủ nhà ở xa, một năm về vài ba lần nghỉ ngơi ở ngôi nhà này.
phải biết rằng, qua khỏi đèo hải vân là những cảnh làng mở ra sông khác hẳn làng quê phía bắc, tuy rằng 300 năm trước, là lớp cư dân từ thanh nghệ tĩnh đã vào đây, mở đất lập làng bên những dòng sông xứ quảng.
lối vào nhà duyên dáng và còn có một chức năng khác: một chỗ tắm ngoài trời nếu bạn thích và không ngại… |
khúc sông hoài đi qua ngôi nhà ở làng thanh tây, cẩm châu, hội an hiền hòa trong những ngày nắng và quá êm đềm trong những ngày mưa, sáng sớm chiều hôm, thuyền câu buông trong tĩnh lặng.
khi có đủ thời gian để những giàn dây leo phủ xanh, ngôi nhà sẽ có thêm những bức tranh thiên nhiên sinh động |
mở ra bức tranh thiên nhiên ấy, với công năng nhà nghỉ cuối tuần, bố cục mặt bằng kiến trúc của ngôi nhà được lựa chọn đơn giản nhất, để những người sống trong nhà được thoát khỏi sự hạn chế của hình khối, sao cho tầm nhìn hoàn toàn được mở ra, tâm thức chỉ còn chia sẻ với vẻ đẹp sông nước làng quê.
ban công mở để có thể từ trên cao nhìn bao quát và tận hưởng đầy đủ cái trong lành của thiên nhiên |
ngôi nhà có những mảng miếng chắc khỏe của đá thô và gạch đỏ. chung quanh khối vuông bếp làm trụ an toàn cho ngôi nhà, ở tầng lầu 1 hoàn toàn trống là nơi sinh hoạt chính, dường như không có ranh giới với khu vườn, cây cối ít nhưng được gió mát dù giữa những trưa hè. tầng lầu 2 là những cửa đẩy mảng kính lớn giữ trọn vẹn bức tranh phong cảnh. điểm nổi bật nhất của ngôi nhà chính là sự gắn kết với môi trường, để con người có thể trọn vẹn hướng ra thiên nhiên. có lẽ vì là nhà nghỉ cuối tuần nên cái được hưởng thụ nhiều nhất ở ngôi nhà này là sân vườn, cỏ cây, sông nước, là không khí êm đềm làng quê. và vì thế nội thất, tiện nghi trong nhà cũng khiêm tốn, vừa đủ, có phần đơn sơ, không khoa trương, cầu kỳ hay sang trọng.
có thể ngồi ngoài hiên, trên lầu tận hưởng được gió sông và ngắm nhìn thiên nhiên chung quanh |
đến đây, bạn không thể không đặt chân trần lên cỏ, chạy từ nhà ra bờ sông. hàng rào ngôi nhà hết sức là tượng trưng với ý nghĩa bảo vệ, đủ cao cho cây lá leo lên, là nét bút tiếp tục của kiến trúc sư cho toàn cảnh. nó góp thêm phần lãng mạn cho đường làng ven sông, với sự nhắc lại của kết hợp đá thô và những cây gỗ tự nhiên. sự an lành của vùng đất này để có một hàng rào đẹp như thế với hai cánh cổng gỗ cả ngày chỉ khép ơ hờ, cho gió cứ lồng lộng thổi qua khu vườn xanh cỏ. gạch trần – đá thô – gỗ cây vùng ngập mặn không những chỉ ra phong cách kiến trúc ngôi nhà, quan niệm sống của chủ nhà mà còn là sự lựa chọn tối ưu cho một vùng nhiều gió, có những tháng mưa dài và hơi nước mặn thổi vào từ biển. cái thô mộc gần gũi của chất liệu cũng là sự lựa chọn có chủ ý để con người hòa hợp cùng thiên nhiên và cảm thấy dễ chịu.
kiến trúc sư người pháp – bertrand antoine và kts dương diệu linh – tác giả ngôi nhà này đã chia sẻ với chủ nhà vốn muốn có một nơi nghỉ thực sự tách rời khỏi công việc, hưởng thụ trọn vẹn cái đẹp của cảnh quan thôn dã.
có thể ngồi ngoài hiên, trên lầu tận hưởng được gió sông và ngắm nhìn thiên nhiên chung quanh |
ngôn ngữ “mở” của kiến trúc ngôi nhà đủ để ngôi nhà mặc sức đón gió từ con sông quê và từ biển cửa đại thổi về, tái tạo một sức sống mới cho những người đến đây nghỉ ngơi cuối tuần.
bài: liên minh
ảnh: lê châm
(ktnđ số 9-2007)