Và cùng với loại hình du lịch nghỉ dưỡng phát triển, resort mọc lên như nấm, nhà
tranh tre nứa lá, vách đất gạch Tàu bỗng chốc bỏ áo “nhà quê”, thu đô la ngọt
xớt với danh nghĩa chất lượng cao cấp của môi trường sinh thái.
|
Nhà “mái tranh vách đất” ở xứ ta
đã có từ xa xưa nào rồi, và tồn tại như một kỹ thuật – nghệ thuật kiến trúc dân
gian. Gọi chung là “mái tranh vách đất” để nói về một dòng chất lượng kiến trúc
– xây dựng thôi, chứ mỗi vùng miền đều có sản phẩm riêng độc đáo. Mái
lợp, ngoài tranh còn có lá cọ, lá mía, lá dừa nước…, đặc biệt có lá trung quân ở
rừng miền đông Nam bộ chống cháy rất tốt. Vách nhà thì ngoài đá hộc, đá cuội, đá
ong, còn có gạch đất không nung. Những kỹ thuật độc đáo phổ biến ở trung bộ và
đông Nam bộ hay vùng núi Bắc bộ là trình tường bằng đất và làm vách “mành trĩ”.
trong đó vách mành trĩ được cấu tạo với cốt tre đan ô vuông, lấp kín lại bằng
vật liệu hỗn hợp sợi rơm với đất bùn pha sét. Loại vách này nhìn kỹ không khác
gì vách tường gạch nhưng cách âm cách nhiệt thì tốt hơn hẳn.
|
Cho nên kỹ thuật “nhà tranh vách đất” không phải được lên ngôi như một giá trị
thời thượng của chuyện đi tìm cảm giác lạ (như một số tường gạch giả vách đất ở
vài khu resort), mà có giá trị kỹ thuật kiến trúc thật sự –
Đó là giá trị cách
âm cách nhiệt tốt hơn hẳn so với mái ngói, tường gạch hay bê tông, nên tiết kiệm
năng lượng tuyệt vời, nhất là ở xứ quá nóng hay quá lạnh. Thêm sự thân thiện môi
truờng trong thời buổi chống stress quyết liệt của xã hội công nghiệp nữa.
Nhưng với những ưu điểm đã nêu trên, sự trở lại của kỹ thuật vật liệu thô sơ
cũng giống như cách nó bị từ chối, vì loại vật liệu nào cũng phải phù hợp với
nhiều tiêu chí khác như: nguồn cung cấp, sản xuất hàng loạt, tốc độ và sự tiện
lợi trong thi công, độ bền và an toàn… Do đó, sự đặt để đúng chỗ vẫn giữ vai trò
quan trọng và là một trong những tiêu chí có tính đẳng cấp cho người làm nghề
Bài: KTS NGUYỄN
VĂN TẤT
Ảnh: trỌNG NHÂN
(KTNĐ số 6-2007)