Trang chủ » Nhiều doanh nhân “sập bẫy” khi ký kết hợp đồng xây dựng

Nhiều doanh nhân “sập bẫy” khi ký kết hợp đồng xây dựng

bởi Kien Truc - Kientruc.vn
0 comments

Có vị Chủ tịch Hội đồng quản trị một công ty vì ham ký hợp đồng và chiều “thượng đế” đã đồng ý tới giao dịch tại khách sạn. Khi đến nơi, ông bị đối tác lừa vào sòng bài và thua 300 triệu đồng…

trong những lần chúng tôi sang Đội 2, phòng CSĐT tội phạm về TTXH (pC14), Công an Tp HCM để lấy thông tin viết bài thì Đại uý Đặng Quốc Bảo, phó Đội trưởng Đội 2 đều nhắc chúng tôi rằng, nhà báo cần rút ra những bài học từ các vụ án mà đội đã triệt phá để mọi người rút kinh nghiệm, cảnh giác với bọn bất lương.


trần Sỹ phương và phạm Thế Uy hai kẻ chủ mưu lừa đảo và cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp.

Lật từng trang cuốn sổ trực ban, Đại úy Bảo cho hay, trong năm 2009 và đầu năm 2010, những vụ án “nổi đình nổi đám” mà đội đã khám phá thì nạn nhân bị sập bẫy kẻ gian chính là các doanh nhân – những người được xem là có hiểu biết pháp luật, có quan hệ xã hội tương đối rộng và không dễ bị lừa. Thế nhưng, có không ít doanh nhân đã bị sập bẫy mà nếu như họ cảnh giác có lẽ không phải rơi vào cảnh “tiền mất tật mang”…

Như vụ ông H., Chủ tịch Hội đồng quản trị một công ty xây dựng ở quận 3 bị cưỡng đoạt tài sản là một ví dụ. trong hai ngày 14 và 15/12/2009, ông H. nhận được điện thoại của một người đàn ông tự xưng tên là Dũng, nhân viên của một công ty có trụ sở đóng tại Hà Nội. Dũng cho hay, công ty anh ta đang chuẩn bị xây dựng một công trình nhà máy chế biến gỗ ở miền Tây và muốn công ty ông H. thi công công trình này.

trong thời buổi công ty xây dựng mọc lên như nấm và cạnh tranh quyết liệt thì việc tự dưng có một hợp đồng béo bở dâng đến tận tay khiến ông H. mừng như bắt được vàng. Ông H. nhanh chóng mời Dũng đến trụ sở công ty để bàn bạc nhằm đi đến ký kết hợp đồng thi công dự án. Đại úy Bảo phân tích: “Tuy có hơi khác lạ nhưng suy cho cùng việc đối tác tìm đến công ty ông H. cũng là việc bình thường và cách xử lý của ông H. là mời Dũng đến công ty làm việc là hoàn toàn phù hợp”.

Bước ngoặt của vụ án là 2 ngày sau, tức ngày 17/12, Dũng điện thoại cho ông H. thông báo, Tổng Giám đốc của Dũng vừa vào Tp HCM đang ở khách sạn Rex (đường Nguyễn Huệ, quận 1), muốn gặp ông H. để bàn bạc và bàn giao hồ sơ thiết kế, dự toán công trình. Đến đây, theo Đại úy Bảo, nếu bình tĩnh và sáng suốt thì ông H. sẽ không đến gặp “tổng giám đốc” của Dũng ở khách sạn vì rõ ràng ở đây chính “công ty” của Dũng chủ động liên hệ với công ty ông H. nên nếu có ký kết hợp đồng thì tại sao “tổng giám đốc” của Dũng không đến trực tiếp công ty ông H. để tiện việc ký kết mà phải đến khách sạn?

Tuy nhiên, quyết định đi gặp “tổng giám đốc” cũng có thể cho là ông H. chiều ý “thượng đế” nhưng khi ông H. đến khách sạn Rex gặp “tổng giám đốc” của Dũng đang ngồi đánh bài cùng một nhóm người thì rõ ràng đã có sự bất thường. Và càng bất thường hơn khi một người trong sòng bài nhờ ông H. đánh bài hộ và thế là ông H. bị sập bẫy, bị bọn gian đánh tráo bài phải thua và nợ bọn chúng với số tiền 300 triệu đồng.

Đại úy Bảo trầm ngâm: “Tuy sau đó, từ đơn tố cáo của ông H., ngày 6/1/2010, Đội 2 đã bắt giữ tất cả các đối tượng trong băng nhóm “đóng kịch” và đánh bài bịp để cưỡng đoạt tài sản gồm trần Sỹ phương (33 tuổi, ngụ phường Bến Nghé, quận 1); Lê Thế Danh (49 tuổi; quê quán quận Lê Chân, Hải phòng), trần Ngọc Uyển (42 tuổi; ngụ quận 12, Tp HCM); Nguyễn Tấn Thân (30 tuổi, ngụ Từ Sơn, Bắc Ninh), Nguyễn Thạc Bách (36 tuổi, ngụ Từ Sơn, Bắc Ninh), trần Văn Thao (35 tuổi, ngụ Hà Nội), Vòng Cún Dưỡng (42 tuổi, ngụ Bắc Bình, Bình Thuận) và trần Ngọc Tú (32 tuổi, ngụ quận 12, Tp HCM) nhưng ông H. đã trải qua những ngày sống trong sợ hãi, âu lo vì bị bọn gian đe dọa giết chết”.

Một vụ lừa đảo lớn khác mà nạn nhân cũng là một giám đốc một công ty xây dựng vì mất cảnh giác đã lâm nạn. Ngày 12/1/2010, phạm Thế Uy (28 tuổi, ngụ Lâm Đồng) dùng giấy tờ giả mang tên là Hồ phong Huy, đại diện cho Công ty Minh trung (trụ sở đặt tại phường 3, quận 3) mang hợp đồng đến ký kết với một công ty xây dựng T. (trụ sở đóng tại quận 1) theo thỏa thuận: Công ty Minh trung sẽ bán cho Công ty Xây dựng T. 32.500 tấn xi măng với tổng giá trị trên 41 tỷ đồng. trong vòng 10 ngày kể từ khi ký hợp đồng, công ty T. phải chuyển trước cho Công ty Minh trung 33 tỷ đồng, số tiền còn lại trên 8 tỷ đồng sẽ được thanh toán nốt sau khi Công ty Minh trung giao đủ xi măng, thời hạn giao hàng được ấn định là ngày 29/1.

Thực hiện theo hợp đồng, đến ngày 22/1, Công ty T. đã chuyển khoản cho Công ty Minh trung 33 tỷ đồng rồi an tâm chờ đợi 7 ngày sau sẽ nhận xi măng. Tuy nhiên, mới đến ngày thứ 4, Công ty Minh trung báo cho công ty xây dựng T. biết do cận Tết không có hàng giao nên Công ty Minh trung xin chuyển khoản hoàn trả lại tiền cho công ty T. bằng hình thức ủy nhiệm chi. Thế nhưng, khi công ty xây dựng T. đến ngân hàng rút tiền thì mới hay các giấy tờ uỷ nhiệm chi đều là giả mạo…

Tuy sau đó, phạm Thế Uy và một đồng bọn bị bắt giữ nhưng có lẽ đáng trách nhất trong vụ lừa đảo này chính là công ty T., ký hợp đồng giao dịch với trị giá lớn như thế nhưng không tìm hiểu cặn kẽ đối tác vì trụ sở Công ty Minh trung chỉ là một căn phòng trọ không hơn không kém…

Qua hai vụ án điển hình này,cơ quan Công an muốn gióng lên tiếng chuông cảnh báo đến các doanh nghiệp là khi thực hiện hợp đồng kinh tế cần phải tìm hiểu cặn kẽ về lai lịch và năng lực của đối tác và tốt nhất là nên ký kết tại trụ sở của công ty. Chỉ bằng cách phòng đơn giản như thế thì các doanh nghiệp sẽ tránh được rủi ro, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự xã hội nói chung.

Có thể bạn cũng thích

Về chúng tôi

Kientruc.vn là trang thông tin dành riêng cho những ai đam mê kiến trúc và xây dựng, nơi hội tụ của những ý tưởng sáng tạo, giải pháp đột phá, và niềm đam mê cháy bỏng với nghề. Hơn cả một nền tảng trực tuyến, chúng tôi mong muốn trở thành người bạn đồng hành, kết nối kiến trúc sư, kỹ sư, chủ đầu tư, giữ lửa đam mê và chung tay tạo nên những công trình đẹp làm rạng danh Việt Nam.

@2024 – All Right Reserved kientruc.vn.