người ta thường ví hai con sông tô lịch và kim ngưu như những “cái mương thoát nước thải” của thành phố hà nội. nếu nước sông kim ngưu được coi là bẩn nhất thì nước sông tô lịch được đánh giá ở mức độ ô nhiễm báo động. là một con sông cổ của thành thăng long, sông tô lịch xưa thơ mộng, nước trong ngần, nay chỉ còn sóng sánh một màu đen.
dòng sông ngày ấy, bây giờ từ địa phận cầu giấy, chảy xuôi đường láng, kim giang rồi đổ ra sông nhuệ, tô lịch ngày nay không chỉ là dòng sông thoát nước mưa mà nó đang oằn mình gánh thêm nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải công nghiệp và…cả rác của thành phố. nhìn dòng nước đen, ông bùi văn kính (xóm giữa thanh liệt, q.hoàng mai) bùi ngùi nhớ lại câu ca dao đầy chất trữ tình ngày xưa: “nước sông tô vừa trong, vừa mát” và ngày nào ở đây ông vẫn còn thả bè rau muống, rau xanh tốt lắm; những đợt mưa to cả xóm đi cất vó tôm, tôm nhiều vô kể, vó nặng trĩu trên tay. giờ nước sông bẩn thế kia, muỗi còn không sống nổi nữa là. từ những năm 1990 sông tô lịch đã được kè bờ, trông đẹp mắt hơn nhưng chất lượng nước thì ngày càng ô nhiễm. rác, túi ni nông, chai lọ nổi lềnh phềnh và đặc biệt các kim loại nặng gây ô nhiễm nghiêm trọng đã khiến dòng sông thành một màu đen đặc.
theo kết quả nghiên cứu của sở kh&cn, chỉ số ô nhiễm bod5 của sông tô lịch và kim ngưu đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 10-12 lần, hàm lượng cod, ss vượt qua ngưỡng ô nhiễm nặng tới hàng chục lần. theo khảo sát của viện công nghệ môi trường, lượng nước thải đổ vào sông tô lịch với lưu lượng 95.000 – 100.000 m3/ngày đêm. đặc biệt là ở cầu mới, cầu dậu và đoạn kim giang – cầu bươu là nơi nước thải của kcn thượng đình và cầu bươu đổ ra. “quanh năm suốt tháng chúng tôi phải ngửi cái mùi hăng hắc nồng nồng bốc lên từ dưới lòng sông. nhiều người vô ý vứt rác và vứt cả chăn đệm hỏng xuống sông, khó khăn lắm công nhân vệ sinh môi trường mới vớt lên được. có lần chính tay tôi đã vớt được xác hài nhi bị bỏ rơi trôi nổi trên sông và đã chôn cháu bên bờ. tội nghiệp cháu, chết cũng không được sạch sẽ”- bà nguyễn kim xuyên (số 4c2, tổ 21 khương trung) – một người dân sống ven sông chia sẻ. tại hạ nguồn, nồng độ kim loại nặng rất cao do nước thải một số nhà máy thuộc kcn văn điển xả vào. đoạn gần nhà máy sơn đại bàng (thuộc địa phận p.thanh liệt, q.hoàng mai) là ngã ba sông. tại đây, sông kim ngưu, lừ, sét nhập vào dòng chảy của tô lịch nên dòng sông phải gánh gần như toàn bộ nước thải của hà nội với lưu lượng 355 nghìn m3/ngđ, chiếm 64% tổng lượng nước thải của các tỉnh toàn lưu vực sông nhuệ – sông đáy.
mong chờ ngày “hồi sinh” sở tn&mt hà nội dự tính, đến năm 2010 lượng nước thải của hà nội sẽ lên đến 510 nghìn m3/ngđ (trong đó, nước thải đô thị là 360 nghìn m3, nước thải công nghiệp 150 nghìn m3). khi đó sẽ có 378,4 nghìn m3 nước thải xả vào 4 con sông thoát nước nội thành (tô lịch, kim ngưu, lừ, sét) với giá trị trung bình của bod là 316 mg/l, của hàm lượng cặn lơ lửng là 285 mg/l. với tính chất ngày càng đa dạng, thành phần ô nhiễm ngày càng phức tạp và độc hại thì lượng nước thải chưa được xử lý cũng sẽ là một nguy cơ, thách thức lớn đối với chất lượng môi trường thủ đô nói chung và sông tô lịch nói riêng. vậy mà tổng lượng nước thải công nghiệp được xử lý ở hà nội hiện nay mới đạt 20 – 30%, 19/37 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải, còn nước thải sinh hoạt hầu hết chưa được xử lý… về vấn đề này, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 17 hđnd tp hà nội ngày 11/12, phó chủ tịch ubnd tp vũ hồng khanh cho biết: muốn giảm 10% ô nhiễm của các sông hồ, mỗi năm hà nội phải chi khoảng 1.200 tỷ đồng để xử lý. hà nội đã đặt mục tiêu đến năm 2015 phấn đấu giảm 40% lượng nước thải ô nhiễm. với số tiền đầu tư lớn như vậy, hà nội phải chọn điểm ô nhiễm bức xúc nhất để tập trung làm. sắp tới hồ văn, sông tô… sẽ được chọn xử lý thí điểm. tp cũng hướng đến việc xã hội hóa, kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực này. tp sẽ gặp gỡ với các nhà khoa học để xây dựng cho sông tô lịch một hệ thống tách nước thải đi vào đường riêng để xử lý. việc lọc rửa nước cho sông cũng đã được tính đến với ý tưởng lấy nước sông hồng đổ vào sông nhuệ, cho qua bể lắng rồi đưa vào sông tô. tp cũng đã thống nhất quan điểm là toàn bộ nước thải đổ ra các sông, hồ sẽ được gom riêng để đưa ra một khu vực xử lý, còn nước đổ trực tiếp ra sông, hồ phải là nước không bị ô nhiễm. bên cạnh đó, tp sẽ kiên quyết xử lý, di dời các cơ sở sản xuất khỏi nội thành. điều quan trọng nữa là mỗi người dân phải tự ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, không xả và vứt rác bừa bãi. hy vọng với sự quyết tâm của chính quyền và sự đồng lòng ủng hộ của người dân, sông tô sẽ dần hồi sinh trở lại. |